Khái niệm
Khái niệm nguồn lực nghe khá phổ biến và có vẻ bó hẹp. Nhưng nó thực sự rất rộng lớn. Vậy nguồn lực là gì? Nêu các nguồn lực chính để phát triển kinh tế Việt Nam. Dưới đây là câu trả lời chi tiết.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Nguồn lực không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình.
Phân loại
Có 2 nhóm nguồn lực:
– Nguồn lực trong nước (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau:
+ Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- Dân cư và nguồn lao động
- Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật
– Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài của một quốc gia, có ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó là vốn , thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển…
Vai trò của nguồn lực
Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT – XH của mỗi quốc gia:
– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.
– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
– Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế Việt Nam
Tài nguyên thiên nhiên: đây là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế phát triển . Bao gồm các loại tài nguyên nước, khoáng sản, biển, rừng,..
Tham khảo thêm một số khái niệm thường xuất hiện trong các đề thi tại đây. Thư điện tử là gì? Siêu văn bản là gì? Thế nào là lòng yêu nước?…
Nội lực: vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán, chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị.
Ngoại lực: tận dụng vốn đầu tư bên ngoài, không ngừng học hỏi sự tiến bộ của các nước khác. Áp dụng các khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy phát triển của quốc gia.
Với những kiến thức về khái niệm nguồn lực và các loại nguồn lực để phát triển đất nước. Hy vọng sẽ bổ ích và cung cấp kiến thức cần thiết cho bạn.
Hoài Thương