Mẹo phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt cho trẻ tiểu học

 

Tiếng Việt có khá nhiều các từ loại cơ bản. Trong đó, đáng chú ý nhất là danh từ, động từ, tính từ và đại từ. Khi mới tiếp xúc với các từ này, bé sẽ không tránh khỏi lúng túng, không thể phân biệt. Dưới đây là cách phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt cho trẻ tiểu học.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Danh từ và tính từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ sự vật. Bao gồm cả con người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị đếm, đo… Danh từ được chia làm 2 loại là danh từ riêng và danh từ chung.

– Danh từ riêng: dùng để gọi tên riêng của một sự vật hoặc con người, địa danh. Ví dụ (tên) Phương, Hiền, (tỉnh) Khánh Hòa, Nghệ An…

– Danh từ chung: dùng để gọi tên chung của sự vật, hiện tượng. Trong đó, danh từ chung lại được chia làm 2 loại là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng. Danh từ cụ thể là những sự vật, hiện tượng con người có thể cảm nhận bằng giác quan. Ví dụ như quạt, sách, bút… Danh từ trừu tượng là những khái niệm chúng ta không thể chạm vào/cảm nhận. Ví dụ như hạnh phúc, vui vẻ, thành công…

Có thể bạn quan tâm:  Tổng hợp kiến thức tiếng Việt lớp 4 dành cho bé

Tính từ là những từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của một sự vật, hiện tượng. Tính từ được chia làm 2 loại là tính từ chỉ tính chất chung và tính từ chỉ tính chất có mức độ (đi kèm phụ từ).

Cách phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt

Có rất nhiều trường hợp khó xác định một từ nào đó là danh từ hay tính từ. Khi đó, chúng ta phải căn cứ vào sự kết hợp của chúng với các phụ từ. Cụ thể như sau:

Danh từ:

– Đi kèm với những từ chỉ số lượng ở trước nó. Ví dụ như: một tình yêu, những lời giải thích, những cơn giận…

– Đi kèm với những từ mang tính chỉ định ở phía sau nó. Ví dụ như: ngày hôm ấy, cảm xúc này, quan điểm kia…

– Kết hợp với từ “nào” ở phía sau để tạo thành một câu hỏi nghi vấn. Ví dụ như: nơi nào, lúc nào, cảm giác nào…

– Có thể tạo thành một danh từ mới (cụm danh từ) nhờ kết hợp với động từ hoặc tính từ khác đi kèm. Ví dụ như: niềm hạnh phúc, cảm giác vui, sự đấu tranh…

– Có thể biến đổi thể loại từ vựng tùy văn cảnh. Ví dụ như: Nhàm chán sẽ khiến bạn khó hòa nhập (“nhàm chán” là tính từ đã biến thành danh từ).

Tính từ:

– Đi kèm với những từ chỉ mức độ: rất, vô cùng, hơi, quá, lắm, cực kỳ… Ví dụ như: xấu lắm, khó lắm, tốt cực kỳ…

Có thể bạn quan tâm:  Góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt bộ ba sách

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, các động từ chỉ cảm xúc cũng có thể đi với các từ chỉ mức độ. Ví dụ yêu lắm, nhớ quá… Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ văn cảnh trước khi kết luận loại từ của bất cứ từ nào.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Phân biệt danh từ và tính từ trong Tiếng Việt không hề dễ nhưng cũng không phải quá khó. Trẻ tiểu học lần đầu tiếp xúc với ngữ pháp sẽ có những lúng túng nhất định. Càng đọc nhiều, trẻ sẽ càng dễ phân biệt và có kinh nghiệm hơn. Chúc mẹ và bé luôn có những giờ học ngữ pháp thật vui và hiệu quả với các mẹo trên.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Admin

Để lại Lời nhắn