Kim loại là phần quan trọng trong Hóa lớp 12. Chúng ta sẽ được làm quen với các kim loại chuyển tiếp, trong đó có bài crom và hợp chất của crom. Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn nữa về kim loại khá mới mẻ này nhé.
Các thuộc tính chung của kim loại
Tính chất vật lý
– Tính dẫn điện, dẫn nhiệt: nhờ dòng electron chuyển động có hướng trong kim loại. Các kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt như Ag, Cu, Al, Au,…
– Hầu hết các kim loại đều có ánh kim
– Tính dẻo, dễ kéo, dễ dát mỏng: những kim loại có tính dẻo cao nhất giảm dần theo thứ tự : Au, Ag, Al, Cu, Sn…
Tính chất hóa học của Crom và hợp chất của Crom
– Tác dụng với phi kim: O, Cl, S,…
– Tác dụng với dung dịch axit: axit thường, axit đặc nóng (phần này xuất hiện rất nhiều trong các đề thi giữa kì và cuối kì)
– Tác dụng với dung dịch muối: kim loại (trừ kiềm, kiềm thổ) tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn tạo muối mới và kim loại mới
– Tác dụng với nước: kim loại kiềm (Na, K) hay kiềm thổ (Ba, Ca) tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và khí hidro
Crom và hợp chất của Crom – những ghi nhớ quan trọng
Những thông tin cần ghi nhớ trong bài crom và hc của crom:
– Các trường hợp Crom phản ứng tạo hợp chất crom (II) : crom phản ứng với HCl, H2SO4 loãng
– Các trường hợp crom phản ứng tạo hợp chất crom (III) : crom phản ứng với HNO3 dư, H2SO4 đặc nóng dư, Cl2, Br2, O2, S
– Các oxit CrO, hidroxit Cr(OH)2l à bazơ.- Các oxit Cr2O3, hidroxit Cr(OH)3 lưỡng tính
– H2CrO4, H2Cr2O7: là axit
– Tính chất hóa học của hợp chất crom (IV) CrO3, K2Cr2O7 ….: là tính oxi hóa
– Hợp chất Crom (III) Cr2O3, CrCl3: có thể là chất khử hay oxi hóa ( tùy phản ứng )
Lý thuyết và bài tập crom
Sưu tầm: Lê Anh