Hiện tượng tự cảm, suất điện động tự cảm, năng lượng từ trường

Những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ

Trong chương trình Vật lý 11 cơ bản, học sinh được học những khái niệm về hiện tượng tự cảm. Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa ra một số kiến thức cơ bản cần nắm được như sau.

Hiện tượng tự cảm được định nghĩa là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch mà trong đó có sự biến thiên điện từ do sự biến thiên của cương độ dòng điện trong mạch.

Hiện tượng này cũng được ứng dụng nhiều trong Vật lý. Ví dụ, với mạch một chiều, tự cảm xảy ra khi đóng ngắt mạch điện. còn với mạch xoay chiều thì nó luôn xảy ra.  Hiện tượng này có nhiều ứng dụng trong  mạch xoay chiều như cuộn cảm của máy biến áp,… Trên đây là một số điều có liên quan cơ bản của tự cảm.

Hiện tượng tự cảm

Lý thuyết về suất điện động tự cảm

Khi nhắc đến tự cảm không thể không nhắc đến suất điện động tự cảm. Khái niệm này cùng với hiện tượng tự cảm là những chủ đề thường có trong các đề thi THPT QG môn Vật lý.

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch điện khi hiện tượng tự cảm xảy ra được gọi là suất điện động tự cảm. Ký hiệu là etc. Độ lớn của etc tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện có trong mạch. Công thức đầy đủ chúng tôi đã đưa ra trong hình.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng hợp công thức vật lý 11 và tóm tắt lý thuyết vật lý [Full]

Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm là nguồn năng lượng tích lũy được trong ống dây tự cảm khi có dòng điện chạy qua. Ký hiệu là W. Được tính theo công thức sau:

W =  ½. L. i2.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung 

Để lại Lời nhắn