Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Lý thuyết về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Đây là một câu hỏi vận dụng thực tế trong sách giáo khoa vật lý lớp 6. Để trả lời câu hỏi này, các em cần hiểu được nguyên lý giãn nở bởi nhiệt của chất lỏng đã được học trong chương trình.

Lý thuyết cơ bản cần ghi nhớ:
– Khi nhiệt độ tăng (nóng lên), chất lỏng nở ra. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm (lạnh đi), chất lỏng sẽ co lại. Trong trường hợp này, thể tích chất lỏng sẽ bị thay đổi
– Các chất lỏng khác nhau thì sự giãn nở vi nhiệt cũng sẽ khác nhau. Nguyên nhân của sự giãn nở này là do sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử chất lỏng tùy thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ.

Tham khảo thêm Đề thi học kì 1 lớp 6 môn vật lý, Đề thi học kì 2 lớp 6 môn vật lý

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Nếu nhà sản xuất đóng chai nước ngọt đầy, khi nhiệt độ nóng lên, các phân tử chất lỏng nở ra, thể tích chất lỏng tăng lên. Lúc này, nước ngọt sẽ không có chỗ trống trong bình chứa để giãn nở. Tạo áp lực chèn ép vào nắp bình, gây bật nút.

Có thể bạn quan tâm:  Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng?

Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất cần để một khoảng trống trong bình chứa nước ngọt. Tuy nhiên, có nhiều em học sinh sẽ thắc mắc rằng:. Tương tự như sự nở vì nhiệt của chất lỏng thì chất rắn cũng sẽ nở ra khi nhiệt độ tăng lên. Nhưng đừng quên rằng chúng ta đã học, theo thứ tự thì sự nở của chất khí > chất lỏng> chất rắn nhé!

Sưu tầm: Lê Anh

Để lại Lời nhắn