Câu nghi vấn – Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng hiệu quả nhất

Người xưa thường nói “Trẻ lên 3 cả nhà tập nói”. Nghĩa là từ độ tuổi này trẻ luôn có những câu hỏi để người lớn trả lời. Có thể nói là muôn vàn câu hỏi vì sao về sự vật, sự việc hàng ngày cần giải đáp. Ngay từ nhỏ, nhu cầu giao tiếp của chúng ta đã được hình thành rồi. Nhưng khi vào tiểu học, trẻ mới nhận thức được những câu hỏi lúc nhỏ chính là câu nghi vấn. Và bắt đầu được học và hiểu được chi tiết hơn. Giúp nắm vững hơn chức năng, ý nghĩa của loại câu này. Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Câu nghi vấn là gì? Đặc điểm nhận dạng của câu nghi vấn

Trong cuộc sống hàng ngày hay trong học tập, chúng ta có nhiều thắc mắc khó hiểu, cần giải đáp. Khi đó sẽ cần đến các câu hỏi để giải quyết được những suy nghĩ còn vướng bận. Vì thế, trong Tiếng Việt đã đưa ra khái niệm cho những câu hỏi đó là câu nghi vấn.

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 cả năm đầy đủ, chi tiết

Câu nghi vấn là một loại câu hỏi. Với mục đích đưa ra là hỏi những điều mình không biết, nghi vấn để tìm thấy câu trả lời. Mang nhiều tính năng và ý nghĩa nhất trong các loại câu. Nó được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, trong văn bản, tiểu thuyết…

Ví dụ:

Nhà em có bao nhiêu người?

Em thích con vật nào nhất?

Hôm nay, con đi học có ngoan không?

Từ những ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm chính của dạng câu này là.

  • Dùng để đặt câu hỏi hoặc câu cảm than giúp giải quyết vấn đề nhất định.
  • Thường sử dụng các từ như: Sao vậy, như thế nào, ở đâu, ra sao, bao nhiêu, sao, hả…
  • Kết thúc câu là dấu chấm hỏi.
  • Hay sử dụng trong giao tiếp hoặc các tiểu thuyết văn chương. Không dừng trong các văn bản hay hợp đồng.

Tham khảo thêm bài viết: Câu cầu khiến là gì? Cách đặt câu cầu khiến

Những chức năng chính của câu nghi vấn

Muốn tạo được sự thu hút, tò mò của người đọc và giúp lời văn câu chuyện thêm hấp dẫn. Thì chúng ta nên sử dụng các câu nghi vấn, là dạng câu quan trọng với nhiều chức năng như.

  • Chức năng hỏi hay thắc mắc vấn đề nào đó

Là chức năng quan trọng và dễ nhận biết khi bắt gặp hay sử dụng mọi nơi mọi lúc. Có những vấn đề, sự việc mà chúng ta không thể tự mình giải đáp và tự hiểu được. Lúc đó rất cần đến những câu nghi vấn để xử lý, tìm đáp án đúng.

Có thể bạn quan tâm:  Từ ngữ địa phương - Sự phong phú của tiếng Việt

Ví dụ: Anh đi đâu vậy? Dạo này mẹ có khỏe không?

  • Chức năng khẳng định một sự việc hoặc hành động

Ngoài là một câu hỏi thì nó còn dùng để khẳng định sự việc, hành động không phải  mình làm. Hoặc chắc chắn sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Ví dụ: Tại lốp xe bị bể chứ em nào muốn đi học trễ đâu?. Câu này ý nói những ngày sau sẽ đi học sớm, chỉ vì lốp xe hư mới phải đi học muộn.

  • Chức năng là một câu cầu khiến.

Với hình thức là câu hỏi nhưng ý nghĩa được hiểu như là câu cầu khiến. Nó giúp người viết mô tả được vấn đề đó là quan trọng nhưng đang thắc mắc đúng không.

Ví dụ: Em tưởng anh về rồi, còn đi chơi đấy à?. Câu này nghĩa là hỏi đã về chưa, vừa là câu cầu khiến.

  • Chức năng phủ định vấn đề.

Phủ định ở đây là phản bác lại hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra. Đồng thời đang còn nghi ngờ về câu nói đó. Nó rất giống với chức năng nghi vấn nên cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Ví dụ: Tại sao hôm nay con không đi học thêm, tại sao mẹ lại hỏi con như vậy?

Hy  vọng với bài viết trên có thể giúp chúng ta hiểu thêm về câu nghi vấn. Từ đó vận dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong học tập. Đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.

Để lại Lời nhắn