Cúng ông Công ông Táo vào khung giờ nào? Ở đâu? Lễ gồm những gì?

Cúng ông Công ông Táo là phong tục tín ngưỡng cổ truyền có từ lâu đời của người Việt Nam. Cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm được gọi là ngày ông Công ông Táo. Cũng có thể gọi là ngày táo quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Ông Táo sẽ báo cáo lại tất cả những gì đã làm và chưa làm được của gia đình mình.

Vì sao có tục lệ cúng ông Công ông Táo?

Theo phong tục ngày tết thì ngày ông Công ông Táo là một phong tục không thể thiếu. Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Sau này, người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Những ngày này mọi người lại tất bật sửa soạn nhà cửa làm mâm cơm cúng tiễn táo quân. Là một trong những tín ngưỡng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt.

Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo. Ông là vị thần quanh năm ở trong bếp nên tất cả mọi chuyện trong gia đình ông đều biết. Dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, chuyện tốt hay chưa tốt và những việc đã và chưa làm. Và để cho ông phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều may mắn. Nên mỗi gia đình đều thờ cúng ông Táo một cách cung kính và cẩn thận. Gia đình cũng hy vọng ông Táo sẽ giúp giữ bếp lửa trong nhà luôn ấm cúng và hạnh phúc. Từ đó cho đến ngày nay người dân vẫn luôn có tục lệ cúng ông Công ông Táo hàng năm.

Có thể bạn quan tâm:  Bài phát biểu trong lễ cưới

Những sai lầm thường gặp phải khi cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng vô cùng quan trọng của người Việt. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng nắm rõ về quy trình và phong tục cúng lễ. Và để có một lễ cúng trọn vẹn và ý nghĩa mỗi gia đình cần tránh những sai lầm sau.

Cúng sau ngày 23 tháng chạp

Vì theo phong tục lễ cúng ông Táo nên được cử hành trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp. Tùy theo điều kiện thời gian bạn có thể cúng vào buổi trưa hoặc buổi tối ngày 22. Hoặc theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có thể làm lễ cúng từ ngày 21 đến ngày 23. Từ 11 giờ đến 13 giờ là thời gian được quan niệm là lúc các thần chuẩn bị về trời. Nên thời điểm đẹp nhất vẫn là tối ngày 22 đến sáng ngày 23 tháng chạp.

Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Đây cũng là một những sai lầm quan trọng của nhiều gia đình. Vì có một số người quan niệm ông Táo là thần Bếp nên cúng lễ là đặt dưới bếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa thì đó là một quan niệm chưa đầy đủ. Vì đặt mâm cúng ở đâu cũng tùy theo vị trí đặt bàn thờ của mỗi gia đình. Nếu bàn thờ ông táo đặt dưới bếp thì cúng mâm dưới bếp. Còn nếu bàn thờ được đặt trên nhà chính thì nên đặt mâm ở nhà chính. Bởi cúng ông Táo chính là cúng chung ba vị thần thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Tất cả các vị thần này đều phải được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp không phải nơi thờ cúng mà là nơi đun nấu chứa nhiều uế tạp. Còn chỗ thờ cúng phải là nơi sạch sẽ, thoáng mát và trang nghiêm nhất.

Có thể bạn quan tâm:  Bài phát biểu trong lễ cưới

Cúng khấn xin tài lộc sung túc

Có rất nhiều người nhân cơ hội cúng ông Táo để xin tài lộc, sung túc cho năm mới. Nhưng thực chất, lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp lại mang một ý nghĩa linh thiêng khác. Là lễ cúng tiễn ông Táo về trời để báo cáo mọi việc của gia đình cho Ngọc Hoàng. Vậy nên, khi cúng lễ bạn chỉ nên khấn xin thần những việc tốt đẹp cho năm mới.

Phóng sinh cá chép không đúng cách

Sau khi lễ cúng ông Táo hoàn thành mọi người sẽ thả cá chép để phóng sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thả cá không đúng cách. Như thả cá từ trên cao xuống, nơi ao hồ tù đọng, nước ô nhiễm. Thả như vậy sẽ làm cá chết, nguồn nước càng ô nhiễm,…

Cỗ cúng ông Táo

Hiện nay, có rất nhiều gia đình có suy nghĩ lễ vật càng to là càng thành tâm. Điều này là không đúng vì lễ vật là tùy tâm không cần quá cầu kỳ. Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mỗi gia đình để làm mâm cỗ cúng phù hợp.

Cúng ông công ông táo như thế nào là đúng?

Trong chúng ta không phải ai cũng biết rõ cách cúng lễ ngày ông Công ông Táo. Tuy là tục lệ truyền thống có từ lâu đời được ông cha ta truyền lại. Vậy nên, để có lễ cúng ông Táo đúng trước tiên ta phải biết rõ nguồn gốc ngày này. Sau đó, phải biết được lễ cúng ông Táo cần có những gì. Như mũ ông Công, quần áo, hương, đèn cầy, nến, hoa tươi, hoa quả, trầu cau,… Ngoài ra khi cúng mọi người thường cúng thêm 3 con cá chép vàng. Tiếp theo là chọn ngày, giờ đẹp để kịp thời các thần đi và của thiên đình mở và đóng. Giờ đẹp nhất chính là giờ ngọ ngày 23 tháng chạp âm lịch. Nên cúng khấn và đặt lễ trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng của thần Bếp. Khi cúng khấn chỉ nên báo cáo những điều tốt đẹp về gia đình. Sau khi lễ cúng xong, đem thả cá chép phóng sinh đúng cách và đúng nơi quy định.

Có thể bạn quan tâm:  Bài phát biểu trong lễ cưới

Đọc thêm bài viết: Văn khấn cúng Thần Tài -Thổ Địa chính xác, bản đầy đủ nhất

Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ giúp mọi người hình dung rõ hơn về phong tục cúng ông Công ông Táo. Tết ông Công, ông Táo đang đến gần, hy vọng mỗi gia đình đều có một lễ cúng trọn vẹn, ý nghĩa.

Để lại Lời nhắn