Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng ”làm chung – làm riêng”

Chúng ta đã học Giải toán bằng cách lập phương trình trong chương trình Toán 8. Lên lớp 9, chúng ta sẽ làm quen với việc lập hệ phương trình. Trong chuyên mục này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một dạng toán rất thú vị, có tính ứng dụng thực tế cao. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng ”làm chung – làm riêng”

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Các bước giải dạng toán “làm chung – làm riêng”

Để giải được bài toán dạng này chúng ta cần thực hiện các bước sau:

  • Đọc kỹ đề bài tìm ra những dữ kiện quan trọng tránh nhầm lẫn
  • Chọn ẩn sổ phù hợp, đặt điều kiện cho ẩn và biểu diễn các đại lượng khác theo ẩn số
  • Lập hệ phương trình thể hiện sự tương quan giữa các đại lượng
  • Giải hệ phương trình
  • Kết luận (lưu ý đến nghiệm của hệ phương trình, chọn nghiệm phù hợp)

Một số mẹo giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Nhiều bạn học sinh cho rằng “làm chung – làm riêng” là một dạng toán khó. Tuy nhiên, nếu hiểu bản chất vấn đề và phân tích kỹ nội dung, chúng ta có thể dễ dàng làm được.

Có thể bạn quan tâm:  Giải phương trình nghiệm nguyên dạng ax + by + cxy = d

Dạng toán này điển hình là đề bài có cho ta dữ kiện 2 người cùng làm chung 1 công việc nào đó hoặc 2 vòi nước cùng chảy vào 1 bể. Về bản chất, chúng đều giống nhau, chúng ta sẽ rút ra được phương pháp chung giải quyết bài tập này.

Cụ thể, thông thường đề yêu cầu tìm thời gian hoàn thành hết công việc của riêng từng người => hỏi gì thì gọi cái đó là ẩn. Ta có thể gọi cả 2 ẩn để giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ. Hoặc ta cũng có thể chỉ cần gọi 1 ẩn và biểu diễn đại lượng còn lại mà bài hỏi thông qua ẩn đã gọi thì khi đó ta sẽ cần giải phương trình bậc hai

Sưu tầm: Lê Anh

Một bình luận

  1. Khách

Để lại Lời nhắn