LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Luyện thi đại học Địa lý Việt Nam, gia sư địa lý tổng hợp kiến thức địa để các em ôn luyện. Chúc các em học tốt.
2.1. Đặc điểm hình thành và phát triển lãnh thổ
– Có liên quan chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, rất lâu dài và phức tạp.
– Chia làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, đánh dấu một bước phát triển mới.
2.2. Các giai đoạn phát triển
a) Giai đoạn tiền Cambri
– Là giai đoạn đặt nền móng ban đầu, cổ nhất, kéo dài lâu nhất (kéo dài 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm).
– Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta (các đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ năm được tìm thấy ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
– Các điều kiện địa lí còn rất sơ khai (tảo, động vật thân mềm…).
b) Giai đoạn Cổ kiến tạo
– Có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ được hình thành trong giai đoạn này.
– Diễn ra trong thời gian khá dài (475 triệu năm, bắt đầu cách đây 540 triệu năm kết thúc cách đây 65 triệu năm).
– Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ (chịu tác động của vận động tạo núi Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri).
– Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới đã phát triển (san hô, rừng nhiệt đới, cổ sinh vật…).
c) Giai đoạn Tân kiến tạo
– Là giai đoạn cuối, giai đoạn hoàn thiện và đang còn tiếp diễn.
– Diễn ra ngắn nhất (mới cách đây 65 triệu năm).
– Chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu (nâng cao địa hình, hình thành các cao nguyên, bồi đắp các đồng bằng châu thổ).
– Hoàn thiện các điều kiện tự nhiên (hình thành các mỏ khoáng sản, thiên nhiên nhiệt đới phát triển…).
Mối quan hệ giữa lịch sử địa chất với các điều kiện địa lý của nước ta: Lịch sử địa chất tạo cho thiên nhiên nước ta có diện mạo như ngày nay.