Muối trong Hóa học: Muối trung hòa và Muối axit
Hóa học lớp 9 đề cập đến hai loại muối cơ bản chúng ta cần quan tâm: Muối trung hòa và muối axit. Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là muối và các kỹ năng quan trọng để giải bài tập muối là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xem thêm các bài về Hóa 9:
Trong hóa học muối có rất nhiều loại khác nhau ( ngoài cuộc sống khi nhắc đến muối người ta sẽ chỉ nghĩ đến muối ăn NaCl). Muối được tạo ra từ một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc cation NH4+ liên kết với một hay nhiều gốc axit khác nhau.
Các gốc axit thường gặp: Cl−, PO43+, SO42−, NO3−, HCO3−, HPO42−, HSO4−, Br−, I− …
Tính chất hóa học của muối và những điều cần lưu ý
- Muối có khả năng làm chuyển màu chất chỉ thị: Đây là tính chất nâng cao cần chú ý. Tuy nhiên trên lớp học cơ bản các bạn sẽ được học muối trung hòa không làm thay đổi màu chất chỉ thị.
Muối có tính axit mạnh hơn làm quỳ tím hóa đỏ. Tính bazơ mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh. Và quỳ tím không đổi màu khi muối đó trung tính. - Phản ứng trao đổi với muối khác tạo muối mới. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng không thay đổi. Lưu ý để phản ứng xảy ra cần tạo ra ít nhất một muối kết tủa
- Tác dụng với kim loại: Kim loại mạnh tác dụng với muối của kim loại yếu hơn
- Muối tác dụng với dung dịch axit: Tạo muối mới và kim loại mới. Lưu ý phản ứng xảy ra khi tạo chất kết tủa hoặc bay hơi
- Tác dụng với dung dịch bazo. Muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới
- Phản ứng thủy phân muối: Một số muối có thể bị nhiệt phân hủy thành nhiều chất khác nhau.
Để hiểu và ghi nhớ tốt hơn những kiến thức về muối, các em hãy chăm chỉ làm nhiều bài tập nhé!
Tải tài liệu miễn phí ở đây
Lý thuyết và bài tập về Muối
1 Tập tin 80.50 KB
Sưu tầm: Lê Anh