Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Thông thường, hằng năm vào ngày rằm tháng tám âm lịch (ngày 15/8), nhân dân ta lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên và trái cây cúng ông trăng vào ngày này. Người lớn sẽ cùng nhau ăn uống, trò chuyện. Trẻ con cùng nhau phá cỗ: ăn bánh kẹo, hoa quả, đi rước đèn lồng, đèn ông sao, xem múa lân…

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu

Một số truyền thuyết cho rằng tết Trung thu ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng trong các giai thoại của người Việt thì sự thực không phải như vậy. Mỗi một quốc gia sẽ có những nguồn gốc về ngày tết Trung thu khác nhau. Ví dụ như câu chuyện bắt nguồn từ sự tích chú Cuội và chị Hằng.

Ngoài ra, sử thi Việt Nam cũng ghi chép lại rằng xưa kia, vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu, mặt trăng to, tròn và trong sáng. Tiết trời đẹp vô cùng, không khí thoáng đãng và mát mẻ. Nhà vua cùng các quan viên đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn (Diệp Pháp Thiện). Đây là một vị đạo sĩ rất tài giỏi, ngài ấy có phép thuật thần thông, có thể đưa nhà vua đi lên trên cung trăng.

Có thể bạn quan tâm:  Tử vi nữ 1998 hợp với tuổi nào?

Lên đến nơi nhà vua choáng ngợp với cảnh sắc tươi đẹp ở nơi đây. Nhà vua như đắm chìm trong mộng cảnh, say sưa thích thú với cảnh tiên, hòa mình cùng với âm thanh, lẫn ánh sáng huyền ảo. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời vua và vị đạo sĩ thưởng thức, và mời cho các tiên nữ múa hát để nhà vua xem.

Nhà vua chìm đắm trong mộng cảnh, quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn lưu luyến, tiếc nuối, chưa muốn ra về.

Sau khi về đến trần gian, để tưởng nhớ ngày này, nhà vua ra lệnh cho dân gian tổ chức đêm hội rước đèn và bày tiệc ăn mừng, và làm bánh Tiên, bánh có hình tròn như mặt trăng. Nhà vua cũng cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng, cùng quí phi thưởng thức các tiết mục cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt trước đó của mình.

Kể từ đó đến nay, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian, nó diễn ra hằng năm và đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam tự bao đời.

Cũng có người cho rằng dựa theo văn minh lúa nước thì vào thời nhà Lý. Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long cùng với nhiều lễ hội, người dân được thoải mái lựa chọn và tham gia như đua thuyền, múa rối nước, phá cỗ và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu được nhà vua tổ chức hoành tráng, quy mô lớn hơn rất nhiều. Thông thường thì tết Trung thu sẽ được tổ chức vào tháng 8 hằng năm, khi mà việc thu hoạch, gieo trồng đã xong, đấy là lúc tất cả người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Có thể bạn quan tâm:  Tử vi nữ 1998 hợp với tuổi nào?

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu.

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên. Đây là ngày mà những người con đi làm ăn xa sẽ trở về xum họp với gia đình yêu thương của mình. Đây còn là dịp để ông bà, cha mẹ thể hiện tình yêu thương đối với con cháu. Là cơ hội để bồi dưỡng, gắn bó, khăng khít thêm tình cảm gia đình sâu sắc.

Tất cả trẻ con trên khắp đất nước, ai nấy cũng đều náo nức và phấn khích đón đợi ngày tết Trung thu đặc biệt này. Vào tối hôm ấy, bố mẹ, ông bà sẽ bày mâm cỗ thịnh soạn cho trẻ nhỏ. Cỗ mừng Trung thu bao gồm bánh Trung thu: bánh nướng, bánh dẻo và nhiều loại bánh khác nữa tùy theo khẩu vị của từng nhà. Không thể thiếu bánh kẹo, trái cây và các loại nước ngọt…Bưởi là một loại quả mà bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều cho mùa này. Ngoài ra, món đồ chơi không thể thiếu trong ngày này mà những bạn nhỏ được bố mẹ mua cho đó chính là đèn lồng và đèn ông sao để cùng nhau đi rước đèn vào buổi tối.

Ngày xưa, ông cha ta vào ngày tết Trung thu còn có cả hát Trống Quân, nhịp điều hào hung tràn đầy hào khí theo nhịp trống đánh. Trai gái hát đối đáp với nhau, cũng gần giống với các lễ hội hát trao duyên khác.

Có thể bạn quan tâm:  Tử vi nữ 1998 hợp với tuổi nào?

Tết Trung thu mới đầu là khoảng thời gian nghỉ ngơi của người lớn khi mà việc thu hoạch, gieo trồng đã xong. Đấy là lúc tất cả người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Họ sẽ cùng nhau thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên, ăn bánh, uống trà ngắm trăng rằm. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng vẫn có sự hiện diện của người lớn trong đó. Là đêm mà trẻ em được đi chơi thỏa thích cùng bạn bè. Được ăn những loại bánh kẹo mà các em thích, được chơi những trò chơi tuyệt vời của trẻ nhỏ và được rước đèn cùng nhau.

Nói tóm lại, tết Trung thu quả thật là một phong tục hay, có ý nghĩa vô cùng. Nó thể hiện lên sự chăm sóc, sự báo hiếu, sự biết ơn của con cháu, sự đoàn tụ, gắn bó khăng khít của tình thân và của thương yêu mà mọi người dành cho nhau.

Để lại Lời nhắn