Dưới đây là mẫu bài phân tích Viếng Lăng Bác, mời các em tham khảo để làm văn tốt.
Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước ta. Bác ra đi năm 1969 để lại biết bao nỗi xót xa và luyến tiếc cho tổ quốc và toàn dân tộc. “Viếng Lăng Bác” của tác giả Viễn Phương là bài thơ xuất sắc viết về sự tưởng nhớ đến Bác.
Với khổ thơ đầu tiên tác giả bày tỏ niềm xúc động, nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác. Nhà thơ đã xưng “con” và dùng từ “thăm” để thể hiện sự thân thiết và giảm nhẹ nỗi đau. Hình ảnh hàng tre không chỉ mang ý nghĩa thực và còn mang nghĩa ẩn dụ về con người Việt Nam. Những con người bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương đùm bọc.
Sang khổ thơ thứ 2 là cảm xúc trước đoàn người đến viếng thăm lăng Bác. Tác giả sử dụng các từ ẩn dụ như “ mặt trời”, “ tràng hoa” hay điệp ngữ “ ngày ngày”. Để thể hiện lòng biết ơn, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc.
=> Tham khảo thêm bài viết cảm nhận bài thơ nói với con.
Phân tích Viếng Lăng Bác – đoạn tiếp theo
Đến với khổ thơ thứ ba là cảm xúc, nỗi xúc động của tác giả khi tận mắt thấy di hài Bác. Nhà thơ đã bày tỏ thái độ nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người. Tình cảm mà tác giả đối với Bác như một người con đối với một người cha đã mất của mình.
Khổ thơ cuối cùng thể hiện tình cảm, cảm xúc trước lúc tạm biệt và ra về của tác giả. Muốn làm “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” để làm một điều gì đó vì Bác. Những ước muốn, ước vọng được ngày ngày kề cận bên người cha kính yêu của mình. Và không chỉ riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác.
Hoài Thương ST