Phenylamoni clorua – Full dạng bài tập

Phenylamoni clorua – Lý thuyết chung về muối Amoni

Phenylamoni clorua là một trong số các loại muối amoni thường gặp nhất trong các bài tập từ trung bình đến khó trong đề thi THPT Quốc gia. Bước đầu chúng ta cần phải nắm được những lý thuyết chung liên quan đến các loại muối amoni nhé:

  • Amoni là muối của Amoniac (NH3) và môt axit có công thức chung là (NH4)xA
  • Muối amoni đều rất dễ tan và chúng đều là các chất điện li mạnh
  • Các muối amoni có tính chất hóa học giống như muối thường:
    + Tác dụng với dung dịch axit cho muối mới và axit mới
    + Tác dụng với dung dịch muối khác tạo hai muối mới bền hơn
  • Ngoài ra, muối amoni còn có các tính chất đặc trưng:
    + Tác dụng với dung dịch bazo sinh ra muối mới và khí amoniac
    + Muối amoni dễ bị nhiệt phân hủy tạo NH3 và axit. Trong trường hợp axit có tính oxi hóa mạnh, nó sẽ oxi hóa NH3 thành các sản phẩm khác như khí nito hoặc các oxit nito

Phương pháp giải bài tập muối amoni

Để tìm ra CTCT của muối amoni, cụ thể là phenylamoni clorua, ta cần thực hiện một số bước như sau:
● Bước 1 : Phát hiện ra muối amoni
Khi thấy hợp chất chứa C, H, O, N tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí, đó là dấu hiệu xác định chất cần tìm là muối amoni.
● Bước 2 : Tìm công thức của gốc axit trong muối amoni:
+ Nếu số nguyên tử O trong muối là 2 hoặc 4. Thường là muối amoni của axit hữu cơ RCOOH hoặc R(COOH)2 hoặc H2N-R-COOH.
+ Nếu số nguyên tử O là 3. Thường sẽ là muối amoni của axit vô cơ như HNO3 hay H2CO3.
● Bước 3 : Tìm gốc amoni rồi suy ra công thức cấu tạo của muối
Ta sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố ứng với mỗi gốc axit cụ thể để tìm số nguyên tử trong gốc amoni. Từ đó suy ra cấu tạo của gốc amoni.

Phenylamoni clorua - Full dạng bài tập
Phenylamoni clorua - Full dạng bài tập

Sưu tầm: Lê Anh

Để lại Lời nhắn