Lý thuyết chung về Polisaccarit
Polisaccarit gồm 2 phần chính chúng ta cần quan tâm là Tinh bột và Xenlulozơ.
Hai chất này có công thức của monome hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên số lượng monome của xenlulozo lớn hơn rất nhiều. Qua đó tính chất vật lý của chúng khác nhau. (tinh bột tan trong nước nóng tạo hồ tinh bột, xenlulozo không tan trong nước)
Tinh bột được cấu tạo từ các phân tử amilozo và amilopectin. Chúng ta cần phân biệt về các liên kết khác nhau giữa hai loại hợp chất này.
-Phân tử Amilozơ : Các gốc α–glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α–1,4–glicozit tạo thành mạch không phân nhánh. Phân tử không duỗi thẳng mà xoắn hình lò xo
– Phân tử Amilopectin :
Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Về tính chất hóa học, tinh bột và xenlulozo đều tham gia phản ứng thủy phân hợp chất tạo Glucozo. Tinh bột có phản ứng tạo màu iot, còn xenlulozo thì không.
Bí quyết làm bài thi hóa đạt điểm cao
Đối với môn Hóa học, các bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Tham khảo Bộ câu hỏi lý thuyết đầy đủ Hóa hữu cơ.
Thứ hai, các bạn nên hình thành thói quen quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần với thực tế. Thêm vào đó, hãy tự thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành có trên lớp để rút ra kinh nghiệm và kết luận cho mình
Cuối cùng, hãy làm thật cẩn thận các bài tập của bạn. Kiểm tra kỹ lưỡng các phương trình hóa học, cách tính công thức có chính xác hay không.
Chúc các bạn học tốt!
Phương pháp giải bài tập polisacccarit
Sưu tầm: Lê Anh