Soạn bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ hay, trả lời từng câu hỏi chi tiết

“Nhớ rừng” – một trong những bài thơ tạo nên tên tuổi của Thế Lữ. Bài thơ mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Để tìm hiều nội dung bài thơ một cách rõ ràng. Hãy cùng mình trả lời những câu hỏi bằng cách soạn bài “Nhớ rừng” nhé.

Tóm tắt nội dung bài học

Bài thơ “Nhớ rừng” có 2 nội dung chính sau:

  • Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt. Nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, giả dối của con hổ.

  • Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân lúc bấy giờ.

Soạn bài “Nhớ rừng”

  • Bài thơ được chia thành 5 đoạn với nội dung như sau:

+ Đoạn 1: Sự ngao ngán, căm tức vì bị giam cầm.

+ Đoạn 2: Nỗi nhớ rừng da diết

+ Đoạn 3: Nhớ về một thời oanh liệt tự do

+Đoạn 4: Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.

+ Đoạn 5: Niềm khát khao mơ ước được trở về chốn rừng xưa.

  • Sự tương phản gay gắt giữa vườn bách thú và núi rừng hừng vĩ.

+  Cảnh tượng vườn bách thú thể hiện sự tù túng, ngột ngạt

.  Sự chán ngán, căm hờn của con hổ khi nhốt vào cũi sắt, biến thành thứ đồ chơi cho mọi người tiêu khiển.

. Trong mắt con hổ vườn bách thú là một nơi đáng khinh: nhân tạo, giả dối, không có chút gì hoang sơ của núi rừng.

Có thể bạn quan tâm:  Soạn bài “Tức nước vỡ bờ” lên án xã hội phong kiến

+ Cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị ngày xưa.

. Hình ảnh vô cùng nên thơ: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi => Mang vẻ đẹp vừa tinh tế, vừa dũng mãnh uy nghi của chúa sơn lâm.

Tham khảo thêm bài viết soạn bài Trong lòng mẹ

  • Vẻ đẹp của con hổ: Mang vẻ đẹp oai hùng, hiên ngang. Đầy hóng hách ở chốn núi rừng hùng vĩ hay bị giam cầm trong cũi sắt chật hẹp. Con hổ chính là biểu tượng của người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất.
  • Nghệ thuật tác phẩm:

+ Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn

+ Hình ảnh thơ độc đáo, giàu chất tạo hình.

+ Nghệ thuật “điều khiển đội quân Việt ngữ” tài tình của viên tướng Thế Lữ.

Mong rằng, với cách soạn bài ‘Nhớ rừng” trên đây. Các em sẽ có cái nhìn tổng quan về tác phẩm. Đồng thời sẽ đưa ra nhiều ý kiến hay trong qua trình học tác phẩm này.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn