Nếu bắt gặp đề bài thuyết minh về cái phích nước. Các em sẽ làm gì và viết ra sao. Dưới đây, là bài văn mẫu để các em thao khảo cách viết nhé!
Lưu ý khi làm văn thuyết minh
- Phải xác định rõ phương thức biểu đạt cần dùng trong đề bài.
- Nội dung cần biểu đạt là gì?
- Để thực hiện yêu cầu đề bài đưa ra, cần chuẩn bị những gì?
Bài văn mẫu “Thuyết minh về cái phích nước”
Phích nước – là vật dụng dùng để giữ nhiệt cho nước luôn nóng và không thể thiếu trong mọi gia đình.
Hiện nay, phích nước có rất nhiều loại với chất liệu khác nhau. Cấu tạo và hình dáng, kích cỡ của phích nước cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, đa số phích nước thường có hình trụ với độ cao khoảng từ 35 – 40cm. Nó sẽ giúp cho phích nước luôn đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước có cấu tạo với 2 bộ phận chính: ruột phích và vỏ phích. Trong đó quan trọng nhất là ruột phích. Nó được làm bằng hai lớp thủy tinh. Ở giữa là môi trường chân không giúp ngăn khả năng truyền nhiệt ra bên ngoài. Lớp thủy tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để nước luôn nóng. Ngoài ra, để ngăn lượng nhiệt tỏa ra bên ngoài, người thiết kế đã làm miệng phích nhỏ lại. Gắn trên những miệng bình xinh xắn là nút bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng. Nó sẽ cản trở hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Tham khảo thêm bài viết thuyết minh về chiếc nón lá.
Nếu ruột phích giúp giữ nhiệt cho nước thì vỏ phích sẽ là bình phong bảo quản ruột phích. Ngày nay ruột phích được thay thế bằng nhiều nhựa cứng, nhẹ, đẹp và bền.
Để có thể sử dụng phích lâu, các bạn nên làm một chiếc khung bằng gỗ để giữ chặt phích nhé. Lưu ý là để phích nước nơi khô ráo, sạch sẽ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ em.
Phích nước là một đồ dùng tiện lợi cho mỗi gia đình. Nó được xem là người bạn gắn liền với nhiều người. Họ dùng để pha trà mỗi khi tiếp khách. Chính vì thế, phích nước cũng được xem là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Văn mẫu 2: Thuyết minh về cái phích nước
Con người càng ngày càng thông minh chế tạo ra nhiều sản phẩm tiện ích cho cuộc sống. Cái phích nước cũng là một trong những sáng chế tuyệt vời đó. Nó có công dụng trong việc ổn định nhiệt độ nước đựng bên trong. Giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian quý báu. Đặc biệt, nó còn có thể dự trữ nước nóng để mang theo khi không có điều kiện đun nấu.
Cái phích nước cũng ra đời một cách rất ngẫu nhiên. Vào năm 1982, nhà khoa học Do Sir James Dewar đã chế tạo ra nó với mục đích nghiên cứu. Nhưng sau đó nó được hai người thợ thủy tinh người Đức là Reinhold Burger và Albert Aschenbrenner mua lại. Bắt đầu từ đó nó trở thành sản phẩm gia dụng dần phổ biến và có tình thương mại.
Càng ngày hình ảnh cái phích nước càng phổ biến ở trong các gia đình. Nó được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Với cấu tạo khá đơn giản gồm hai phần chính là vỏ và ruột phích. Bên ngoài, vỏ phích thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Đi kèm với vỏ là các loại nắp với chất liệu khác nhau.
Phích nhựa sử dụng nắp bằng nhựa có ren vặn và phích kim loại thường có nắp làm từ gỗ. Những chiếc nắp có tác dụng cản trở sự truyền nhiệt và ngăn chặn không cho nước tràn ra ngoài. Phía trên đầu phích có một cái quai giúp người dùng xách và di chuyển dễ dàng hơn.
Thân phích hình trụ được trang trí các hoa văn, hoạ tiết rất bắt mắt. Bên hông thường gắn một cái quai cố định giúp cầm nắm, nghiêng phích để rót nước ra dễ hơn. Vỏ phích không gắn sát ruột mà giữ một khoảng cách nhỏ để tránh tiếp xúc nhiệt tới người dùng. Và dưới đáy còn lót thêm nột lớp đệm cao su để cố định ruột với vỏ.
Về phần ruột phích được làm từ hai lớp thủy tinh nối nhau tại miệng phích. Chúng được tráng bạc với mục đích bức xạ các tia nhiệt trở lại nước bên trong bình. Ở giữa là chân không và đáy ruột phích có gắn chuôi hút chân không ngăn nhiệt truyền ra bên ngoài. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà phích nước có thể giữ nhiết tới 24 đến 30 tiếng đồng hồ. Nhiệt độ sau 6 tiếng giảm không đáng kể từ 100°c xuống 70°c. Người dùng thoải mái sử dụng mà không cần nấu lại.
Để tuổi thọ phích được lâu hơn cần ứng dụng chút mẹo khi mua và sử dụng. Cần lựa chọn thật kỹ, đặc biệt phần ruột phích. Quan sát từ trên miệng phích xuống đáy nhìn thấy một điểm sẫm màu chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt và nhiệt độ càng giữ được lâu hơn.
Áp sát miệng phích vào tai có tiếng o o tức không khí không thể bức xạ nhiệt ra ngoài. Sau khi mua về, không nên cho nước sôi vào ngay sẽ làm ruột nứt vỡ. Rót một ít nước ấm vào và tráng sơ để ruột phích thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Khi cho nước sôi vào cũng nên rót từ từ và chừa khoảng cách với nắp phích. Nước sẽ giữ được độ nóng lâu hơn bình thường.
Phích nước giữ nhiệt rất tốt nên việc đổ bể rất dễ gây tai nạn cho người xung quanh. Do đó, cần để nơi an toàn, xa tầm với của trẻ em và nên có bảo hộ để tránh va chạm. Sau thời gian sử dụng sẽ có những vết cáu bẩn bám vào ruột phích. Hãy sử dụng nước giấm ấm để tráng và ngâm trong vòng 30 phút. Sau đó đổ ra và tráng lại bằng nước sạch rồi mới sử dụng tiếp.
Chiếc phích nước vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Dù ở hình dạng như thế nào thì nó cũng là người bạn gần gũi với mọi nhà. Dù cuộc sống con người có thay đổi thì công dụng của chiếc phiếc vẫn luôn hữu ích. Chính vì vậy cho đến ngày nay khi cuộc sống phát triển nhưng cái phích nước vẫn được ưa chuộng.
Văn mẫu 3: Thuyết minh về cái phích nước
Phích nước là một trong những món đồ thông dụng trong các gia đình. Việc dự trữ nước nóng đôi khi rất cần thiết trong cuộc sống thường ngày. Dùng để pha trà, cà phê hay mang theo đi đường phục vụ nước ấm, nóng. Nhưng không phải việc đun nấu lúc nào cũng thuận tiện. Chính vì vậy, chiếc bình thủy hay còn gọi là cái phích nước luôn hiện diện trong mọi gia đình. Nó giữ nhiệt độ nước trong bình lâu hơn mà không phải đun nấu lại.
Phích nước được chế tạo với nhiều loại, nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Thông thường thân phích có hình trụ đứng để trữ nước mà không bị đổ, tràn. Tiếp theo phải nói đến ruột phích vì đây là bộ phận chính giúp đựng nước và giữ nhiệt. Ở chính giữa là khoảng chân không để chứa nước.
Nó được bao bọc xung quanh bởi hai lớp thủy tinh tráng bạc để đảm bảo giữ nhiệt tốt hơn. Có ghi nhận rằng thời gian giữ nhiệt của nó lên tới 24 đến 30 giờ đồng hồ. Miệng phích thu nhỏ lại cùng chiếc nút đậy để chặn hơi nước và ngăn dòng đối lưu truyền nhiệt.
Bên ngoài là lớp vỏ được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Vỏ phích có chức năng bảo vệ chiếc ruột mỏng manh bên trong khỏi các va đập. Đặc biệt, lớp vỏ cũng giữ một khoảng cách nhỏ với ruột phích để người dùng không bị phỏng nhiệt. Hơn thế nữa, trên bề mặt vỏ có các hoa văn đặc sắc mang tính thẩm mỹ cao. Phía bên hông và trên đầu có gắn quai và tay xách để dễ dàng cầm nắm khi sử dụng.
hặn nước đổ ra ngoài gây thương tích cho người dùng. Hoặc nó có thể thay thế chiếc cốc để uống nước khi cần thiết. Dù có cấu tạo tưởng chừng như đơn giản nhưng phích nước lại giữ được nhiệt độ rất tốt. Nhiệt độ nước trong phích 100°c vẫn giữ được độ nóng tới 70°c sau 6 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, để chiếc phích hữu dụng lâu dài cần có tý mẹo mua và sử dụng đúng cách. Khi mua chúng ta nên ghé nhìn bên trong xem có hiện tượng nứt, mẻ gì không. Úp tai vào miệng phích nghe tiếng o o tức là phích đạt chất lượng. Lần đầu tiên sử dụng cũng rất quan trọng cần lưu ý.
Để chiếc phích bền hơn thì sau khi mua về chúng ta không nên rót nước nóng vào đột ngột. Làm như vậy phích sẽ bị nứt, bể do chưa thích nghi với nhiệt độ. Do đó, chúng ta chỉ nên rót từ từ một ít nước ấm vào rồi tráng sơ ruột phích trước. Sau đó mới rót nước nóng vào và đậy nắp lại. Và việc bảo quản cũng vô cùng cần thiết. Phích nước đổ bể rất nguy hiểm.
Do đó cần để gọn vào góc hoặc một hộc tủ riêng để hạn chế va chạm. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ em để tránh những tai nạn bất ngờ. Sau một thời gian sử dụng sẽ có vết ố bẩn bám trong ruột phích. Hãy cho dấm nóng vào tráng và đậy nắp lại ủ 30 phút, các chất bẩn sẽ bị tẩy sạch. sau đó, rửa lại bằng nước để phích sạch bong, sáng bóng.
Phích nước là vật dụng gần gũi, gắn bó với các gia đình. Trong cuộc sống vội vã thường ngày, chiếc phích giúp con người tiết kiệm cơ số thời gian quý báu. Nó là vật dụng hữu ích không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta.
Mong rằng với bài viết mẫu thuyết minh về cái phích nước. Các em sẽ tham khảo, chắt lọc những ý hay để vận dụng vào bài viết của mình nhé. Chúc các em thành công.
Hoài Thương ST
Khách
Bài văn rất hay đánh giá 5 sao