Ngữ văn lớp 8 sẽ giúp học sinh làm quen với nhiều loại từ như trợ từ, thán từ… Và trong đó, tình thái từ là một loại từ cũng rất đặc biệt. Nó có tác dụng làm phong phú hơn cho câu văn, diễn đạt cảm xúc rất sinh động. Vậy tình thái từ là gì và nó có chức năng thế nào trong câu?
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Định nghĩa tình thái từ là gì?
Tình thái từ là một từ ghép. Trong đó “tình thái” có nghĩa là bộc lộ tình cảm, thái độ, cảm xúc. Tình thái từ là tập hợp những từ được thêm vào câu để bộc lộ cảm xúc. Đặc biệt là các loại câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Nó giúp truyền tải phần nào thái độ, cảm xúc của người nói để người nghe dễ hình dung hơn. Trong một câu thông thường, vị trí của chúng là ở cuối câu.
Các chức năng của tình thái từ
– Phân loại câu theo từng mục đích nói:
Để xác định câu nghi vấn, người ta thường dựa vào những tình thái từ có mặt trong câu. Ví dụ như hả, hở, chứ, chăng, à, ư…
Ví dụ:
+ Mẹ đi làm về rồi à?
+ Tại sao con lại làm như thế hả?
+ Con mèo này bị đói ư?
+ Vì sao em lại quyết định như thế chứ?
Để xác định câu cảm thán, người ta cũng dựa vào các tình thái từ như thay, thật…
Ví dụ:
+ Xem chúng nó ngủ ngon chưa kìa, sung sướng thay!
+ Anh ta được thừa hưởng gia tài lớn đến thế à, sướng thật!
– Dùng để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói:
Ví dụ như khi thể hiện trạng thái hoài nghi, nghi ngờ, người ta sẽ dùng các từ à, hử, hả, chăng…
+ Mày bị làm sao thế hả con?
+ Ông ấy đã đi về rồi à?
Còn khi muốn thể hiên một thái độ kinh ngạc, bất ngờ thì người ta dùng nhỉ, ư, a…
+ “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Đời trước làm quan cũng thế a?”
(Nguyễn Khuyến)
Thể hiện thái độ mong muốn, nài nỉ, cầu xin, sử dụng các từ đi, nào, thôi, với, chứ…
Ví dụ :
+ Anh giúp em với nhé.
+ Cho em đi theo anh với.
Thể hiện sự thân mật, gần gũi, tin cậy, sử dụng các từ mà, nhé, nhỉ…
Ví dụ:
+ Con đến trường mẹ nhé!
Tham khảo thêm bài viết: Thuật ngữ là gì và làm thế nào để tạo ra một thuật ngữ?
Cách sử dụng tình thái từ trong câu
Trong một số hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, chúng ta cần sử dụng tình thái từ sao cho phù hơp. Điều này giúp thể hiện phép lịch sự, lễ phép cũng như giúp người nghe hiểu cảm xúc của chúng ta.
– Khi muốn thể hiện sự lễ phép với người lớn hơn, nên dùng từ “ạ” ở cuối câu.
Ví dụ:
+ Thưa mẹ con đi ạ!
+ Em chào tầy ạ!
– Khi muốn thể hiện sự miễn cưỡng, không hoàn toàn bằng lòng, sử dụng từ “vậy” ở cuối câu.
Ví dụ:
+ Thôi thì em đành đi vậy. Biết làm thế nào được!
+ Anh cứ làm theo những gì anh muốn vậy.
Trên đây là định nghĩa về tình thái từ là gì và chức năng của chúng trong câu. Tình thái từ là “đèn đỏ” báo hiệu cảm xúc của người nói. Nó vừa khéo léo thể hiện suy nghĩ của bạn. Đồng thời cũng là cách cảnh báo đối phương tâm trạng của bạn đang như thế nào. Sử dụng chúng hợp lý sẽ giúp câu văn của bạn sinh động và có cảm xúc hơn rất nhiều.