Từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt – Khái niệm, cách sử dụng chính xác

Từ đồng nghĩa (từ ĐN), từ trái nghĩa… là những loại từ cơ bản nhất trong ngữ pháp Tiếng Việt. Tuy nhiên, những từ ĐN còn được chia làm các loại nhỏ hơn và có cách sử dụng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại từ này.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Định nghĩa từ ĐN

Trong Tiếng Việt có rất nhiều từ mang nét nghĩa giống nhau hoặc giống nhau. Trong một số trường hợp, chúng có thể sử dụng để thay thế cho nhau. Sự thay thế này không gây ra sự sai khác về ngữ nghĩa cũng như cảm xúc. Tuy nhiên, cũng có những từ thay thế được về nghĩa nhưng sắc thái biểu cảm sẽ bị thay đổi. Những từ đó đều gọi là từ ĐN.

Ví dụ:

– Bố – ba – cha: đều chỉ người bố, một trong hai người sinh thành ra mình.

– Mẹ – má – mệ – u: chỉ người mẹ, người trực tiếp sinh ra mình.

– Chết – hy sinh – mất: không còn trên đời nữa.

– Siêng năng – chăm chỉ: sự cần cù, nỗ lực vì một điều gì đó.

Có thể bạn quan tâm:  Cách làm thơ lục bát dễ dàng nhất

– Lười biếng – lười nhác: trì hoãn không thực hiện một điều gì đó.

Phân loại từ ĐN

Theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, từ ĐN được chia thành hai loại chính:

– Đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): là các từ có nghĩa giống hệt nhau, diễn tả cùng một sự vật, hiện tượng, cảm xúc… Đặc biệt là chúng có thể thay thế cho nhau mà không gây ra sự sai khác cho người đọc.

– Đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): là những từ có cùng nét nghĩa với nhau. Nhưng về sắc thái biểu cảm thì lại có sự khác biệt. Nó thể hiện những cấp độ cảm xúc hoàn toàn khác nhau, thậm chí có thể trái ngược. Có thể phân biệt sắc thái cảm xúc dựa vào hoàn cảnh sử dụng.

Với những từ ĐN không hoàn toàn, khi sử dụng cần cân nhắc thật kỹ. Bởi sắc thái cảm xúc của từ phải phù hợp với ngữ cảnh của câu. Nếu không phù hợp, nó sẽ tạo nên lỗi ngữ pháp nghiêm trọng. Có thể gây rối loạn cảm xúc, khiến người nghe không hiểu được chính xác ý của bạn.

Đọc thêm bài viết: Từ trái nghĩa là gì và cách sử dụng đúng khi làm bài tập

Ví dụ cụ thể về từ đồng nghĩa 

– Từ ĐN hoàn toàn: máy bay – tàu bay, tàu hỏa – xe lửa, yêu thương – thương yêu, hoa – bông, heo – lợn.

Có thể bạn quan tâm:  “Thương người như thể thương thân” trong văn học Việt Nam

– Từ ĐN không hoàn toàn: chết – hy sinh – quyên sinh, long lanh – lấp lánh.

Phân tích sắc thái cảm xúc từ ví dụ của những cụm ĐN không hoàn toàn:

– Chết – hy sinh – quyên sinh:

+ “Chết” là một từ trung tính, thể hiện sự chấp nhận đối với sự việc đau lòng đã xảy ra.

+ “Hy sinh” là từ mang ý ca ngợi, trang trọng. Thường sử dụng cho các anh hùng, liệt sỹ, người có công. Từ này sử dụng khi ai đó chết khi đang thực hiện nhiệm vụ cao cả.

+ “Quyên sinh” là chết chủ động, tự tử, tự tìm cái chết.

– Long lanh – lấp lánh:

+ “Long lanh” nói về độ trong suốt. Mang ý nghĩa “tĩnh”. Ví dụ: giọt sương long lanh.

+ “Lấp lánh” là khi một vật thể trong suốt được ánh sáng chiếu vào. Nó trở nên sáng hơn và phản chiếu màu sắc. Mang ý nghĩa “động”. Ví dụ: trang sức soi dưới ánh đèn sẽ trở nên lấp lánh.

Trên đây là các kiến thức về từ đồng nghĩa. Đây là một trong những loại từ cơ bản nhất trong Tiếng Việt. Hiểu đúng về từ đồng nghĩa giúp bạn diễn tả cảm xúc bằng từ ngữ hiệu quả hơn rất nhiều. Bố mẹ nên cho con đọc nhiều sách để nâng cao và rèn luyện khả năng dùng từ của trẻ.

Để lại Lời nhắn