Từ ngữ địa phương – Sự phong phú của tiếng Việt

Từ ngữ địa phương phong phú và đa dạng ở từng vùng miền, từng địa phương. Từ đó tạo nên sự phong phú dồi dào của tiếng Việt. Đồng thời cũng có nhiều tình huống dở khóc dở cười vì không hiểu ý nhau. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể về khái niệm của loại từ ngữ này. Kính mời quý phụ huynh, giáo viên cùng học sinh tham khảo.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Từ địa phương là gì?

Người ta vẫn thường nói rằng “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam’’. Quả không sai. Bởi vì ngoài kết cấu câu đa dạng, cách sử dụng từ ngữ cũng là một vấn đề phức tạp. Cùng một ý nghĩ nhưng có rất nhiều từ ngữ khác nhau để biểu đạt. Có thể nhiều người biết và ít người biết đến. 

Những từ ngữ ít người biết đến, thường chỉ dùng ở một nhóm cộng đồng, một địa phương nào đó. Thường thì ở các nhóm cộng đồng, địa phương khác sẽ không hiểu được. Gọi là từ địa phương. Còn từ mà ai cũng biết, trở nên phổ cập và sử dụng thống nhất chính là từ ngữ toàn dân. 

Có thể bạn quan tâm:  Câu ghép là gì? Định nghĩa và các kiểu câu ghép thường gặp

Thông thường, từ ngữ toàn dân (Hay còn gọi là từ ngữ phổ thông) vẫn luôn được khuyến khích dùng hơn cả. Tuy nhiên, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, trong đời sống thường trực. Từ địa phương vẫn được sử dụng và trở thành đặc trưng của từng vùng miền,…Hiện nay, từ địa phương chia ra các loại sau:

  • Từ địa phương Bắc Bộ. (Từ Thanh Hóa trở ra). Ví dụ như bầm, u, giời, bát ô tô, quả roi,…
  • Từ địa phương Trung Bộ. (Từ Nghệ An trở vào). Ví dụ như nác, trộ cúi, tru, cươi, mần, mô, răng, chi, rứa, tề, nỏ, ả,…
  • Từ địa phương Nam Bộ. (Từ Sông Bé trở vào). Ví dụ như hổm rày, liệng, tía, kiếng, hổng, tui, thiệt,…

Mỗi vùng miền đều có những đặc trưng từ địa phương riêng. Từ đó tạo nên sự sống động, phong phú của tiếng Việt. 

Đọc thêm bài viết: Khẩu ngữ là gì? Khẩu ngữ trong văn học biểu hiện như thế nào?

Từ ngữ riêng của địa phương trong văn học, đời sống

Khi sử dụng từ địa phương, cũng cần phải chú ý đến ngữ cảnh, thời gian, đối tượng giao tiếp. Bởi vì không phải ai cũng hiểu ngôn ngữ địa phương của bạn. Nếu sử dụng không phù hợp sẽ khiến mọi thứ dễ rơi vào bế tắc. Hơn thế còn gây mất thiện cảm, khó chịu cho người khác. 

Ví dụ như khi một người miền Trung gặp một người miền Nam. Cũng không thể nào sử dụng từ địa phương miền Trung để nói chuyện được. Lúc này, cả hai bên sẽ sử dụng từ ngữ phổ thông để nói. Hoặc nếu bạn là người am hiểu, có thể nói từ địa phương của bên người kia. Từ đó sẽ càng gây thiện cảm tốt hơn. Tuy nhiên cũng hạn chế làm ‘’lố’’ vì cũng khiến người khác khó chịu. 

Có thể bạn quan tâm:  Như thế nào là đoạn văn diễn dịch?

Còn trong văn học, từ địa phương cũng được hạn chế sử dụng. Tuy nhiên tùy thuộc vào ngữ cảnh, khi muốn nhấn mạnh về tính địa phương. Người ta vẫn sử dụng từ địa phương của vùng miền để tăng sức biểu đạt. Từ đó cũng tăng tính hình tượng của nhân vật.

Tuy nhiên có những thể loại không được sử dụng từ địa phương. Ví dụ như văn bản hành chính công vụ. 

Trên đây chính là thông tin về từ ngữ địa phương. Cảm ơn vì đã đón đọc bài viết này.

Để lại Lời nhắn