Bạn đang tìm tài liệu phân tích bài thơ ánh trăng hấp dẫn và thu hút? Bạn phân vân chưa biết lựa chọn nguồn nào? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn với bài phân tích đặc sắc dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!
Phân tích bài thơ Ánh Trăng
Bài thơ là dòng hoài niệm theo mạch cảm xúc từ quá khứ đến hiện tại. Mở đầu là kỉ niệm, tình cảm gắn bó giữa con người với mảnh trăng kí ức. Trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, tri âm, chia sẻ mọi đớn đau, vết thương chiến tranh. Và tác giả, tự hứa với chính mình phải luôn thủy chung, son sắt “không bao giờ quên”.
Nếu như hai khổ đầu, tác giả đưa người đọc quay ngược lại quá khứ. Thì đến khổ thứ 3, thực tại đã vùi lấp những mộng mơ ban đầu. Hình ảnh ánh điện, cửa gương nơi chốn phồn hoa đô thị khiến con người xa rời thiên nhiên. Và vầng trăng tri kỷ cũng trở thành người dưng, không chút quen thân.
Đọc thêm bài viết phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Cứ thế, cứ thế, tưởng chừng ánh trăng và con người chẳng còn cơ hội gặp gỡ, hội ngộ. Thì đột nhiên, tình huống bất ngờ xảy đến khiến tâm hồn thi nhân rung cảm.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Vâng, vầng trăng thủy chung vẫn luôn dõi theo, đồng hành cùng con người. Còn con người đã vội lãng quên nên khi gặp vầng trăng thấy bỡ ngỡ, bất ngờ. Có lẽ, sự giật mình ấy chính là sự tỉnh ngộ. Tỉnh ngộ để sống tốt hơn, để trân trọng quá khứ, không còn vô nghĩa vô tình.
Phân tích bài thơ Ánh Trăng, người đọc có dịp tự “soi” mình, tự nhìn lại chính mình. Và thấy yêu tha thiết những điều gắn với ta từ thuở hàn vi, cơ cực. Như một nốt lặng, một dấu trầm để ta lắng mình tận hưởng.
Hoài Thương ST