Các biện pháp tu từ thường gặp nhất định phải nhớ

Nhắc đến văn học chắc chắn phải nhắc tới các biện pháp tu từ. Bởi chúng tạo nên những bài văn giàu màu sắc và hình ảnh phong phú hơn. Còn trong tiếng Việt đời sống. Biện pháp này làm cho lời nói, ngôn ngữ luôn thú vị, độc đáo. Dưới đây là định nghĩa và các biện pháp tu từ thường gặp.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo cách đặc biệt hơn ở một đơn vị ngôn ngữ nhất định. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc, người nghe.

Các biện pháp tu từ thường gặp

So sánh: đối chiếu 2 hay nhiều sự vật hiện tượng giữa chúng có mối quan hệ tương phản.

Ví dụ:

  • Chiếc máy bay “như” con chim đại bàng đang lượn lờ giữa không trung.
  • Tai nghe “không bằng” mắt thấy.

So sánh có so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. So sánh ngang bằng thường dùng cầu nối “như”, “là”. So sánh không ngang bằng thường dùng từ “hơn”, “kém”,”không bằng”,…“Chiếc máy bay” được đưa ra so sánh ngang với với “con chim đại bàng”. Nhưng ví dụ thứ hai so sánh “nhìn” thấy tận mắt sẽ đúng chính xác hơn “nghe” đồn đoán.

Có thể bạn quan tâm:  Tình thái từ là gì và có chức năng thế nào trong câu?

 

Nhân hóa: tả con vật, cây cối,.. bằng những từ ngữ vốn được tả người. Khiến chúng trở nên gần gũi hơn.

Ví dụ:

  • Bên hè, những cành mai “vươn vai” đón cơn gió đầu mùa.
  • Đàn chim chích “đỏng đảnh” “nhảy múa” trên các cành cây bưởi.

Từ “vươn vai”,”đỏng đảnh” để diễn tả hành động, tính cách của con người. Nhưng các hành động này được đưa vào để diễn tả hiện tượng của vật.. Dùng hành động, tính cách của người để nói về hiện tượng của vật là một phép nhân hóa.

 

Ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

Ví dụ:

  • Những bông hoa phượng vĩ nở “rực lửa” cả một vùng trời.

Câu văn sử dụng hình hảnh tương tự là “ngọn lửa cháy” để miêu tả cho màu đỏ của hoa phượng đang nở. Đây là một phép ẩn dụ thường hay được sử dụng.

 

Tham khảo bài viết trường từ vựng là gì?

Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tường này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi.

Ví dụ:

  • Khi cô ấy mở cửa bước vào, cả “phòng” đều ngước nhìn.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng là một cách nói hoán dụ. “cả phòng” có nghĩa đang nói đến”tất cả mọi người” ở trong căn phòng đó.

 

Đảo ngữ: hình thức tu từ có đặc điểm thay đổi vị trí một từ hoặc cụm từ làm mất đi cú pháp vốn có.

Có thể bạn quan tâm:  Hướng dẫn làm đề bài văn nêu cảm nghĩ về mái trường

Ví dụ

  • Lấp lánh những ánh đèn đủ màu sắc trong thành phố.

Thay vì câu nói thông thường là “ánh đèn lấp lánh”. Từ “Lấp lánh” được đảo lên trước nhấn mạnh sự lung linh của ánh đèn thành phố.

 

Điệp từ điệp ngữ: nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 hay cụm từ.

  • Ví dụ:

“Trông” trời trông đất trông mây

“Trông” mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

“Trông” cho chân cứng đá mềm

(Đi cấy_khuyết danh)

Từ “trông” được lặp đi lặp lại trong nhiều lần là một dạng điệp từ. Nhấn mạnh sự mong mỏi, trông mong mưa thuận gió hoà để đời sống người dân bớt cơ cực.

 

Nói giảm nói tránh: dùng biện pháp tu từ biểu đạt cách tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn.

  • Ví dụ:

Người chiến sĩ đã “hy sinh”.

“Hy sinh” thay từ “chết” để làm giảm bớt sự đau thương mất mát cho người ở lại.

 

Chơi chữ: lợi dụng về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo nên sắc thái dí dỏm, hài hước.

  • Ví dụ:

Mồng một mong muốn mọi may mắn.

Dùng từ đồng âm, điệp âm cũng là một cách chơi chứ thường được sử dụng. Tương tự câu văn trên được dùng điệp âm “m” để diễn đạt thành ý.

 

Liệt kê: sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ diễn đạt một tư tưởng chung.

Ví dụ:

  • Nào là “hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa mai,…” Tất cả thi nhau nở rộ cùng chào đón mùa xuân.

Tên các loài hoa được liệt kê để cho người đọc thấy rõ nét mùa xuân trăm hoa đua nở. Phản ánh hình ảnh chân thực, sâu sắc hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Tác dụng của dấu hai chấm và minh họa từng trường hợp cụ thể nhất

 

Tương phản: tạo ra hành động trái ngược nhau làm nổi bật ý tưởng.

Ví dụ:

  • Mây “đen” đang ùn ùn kéo đến che phủ cả cánh đồng muối “trắng”.

Từ “đen” và “trắng” trong câu để diễn đạt rõ nét cho hình ảnh cơn mua đang ập tới. Dùng từ tương phản giúp người đọc dễ hình dung hơn về ý câu văn.

 

Với những kiến thức về các biện pháp tu từ ở trên. Hy vọng nó sẽ giúp các em trả lời tốt các câu hỏi trong chương trình văn học. Chúc mọi người học tốt online tại nhà, vượt qua đại dịch corona khốc liệt này!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn