Các loại từ trong Tiếng Việt – Tổng hợp kiến thức đầy đủ phổ biến nhất

Tiếng Việt có rất nhiều ngữ pháp khác nhau. Trong đó, từ là một đơn vị cấu tạo thành câu. Vậy, các loại từ trong Tiếng Việt hay gặp là gì? Cách dùng ra sao? Cùng theo dõi bài viết để được giải đáp ngay nhé!

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Từ loại là gì?

Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm về ý nghĩa khái quát và ngữ pháp.

Trong hệ thống Tiếng Việt, từ loại bao gồm: Đại từ, danh từ, tính từ, động từ…Ngoài ra, còn có một số loại từ như: số từ, tình thái từ, thán từ, quan hệ từ…

Một số các loại từ trong Tiếng Việt thường gặp

Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu một số từ loại thường hay gặp nhất:

Danh từ

Danh từ là loại từ chỉ người, các sự vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm…Thường dùng để làm chủ ngữ trong câu.

Có thể bạn quan tâm:  Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2

Ví dụ:

+ Danh từ chỉ tên riêng:

  • Tên người: Huệ, Ngọc, Trang, Nam…
  • Tên địa phương: (xã) Liên Khê, (xã) Đồng Văn…

+ Danh từ chung:

  • Danh từ cụ thể: máy tính, bút mực, bàn, ghế, sách…
  • Danh từ trừu tượng: cách mạng, tư tưởng, đạo lý…

+ Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, gió, bão, nắng, tuyết…

+ Danh từ chỉ đơn vị: centimet, mét, kilomet, ki-lô-gam…

Động từ

Là loại từ chỉ hành động, trạng thái của con người hoặc sự vật. Thường đóng vai trò lại vị ngữ trong câu và được chia thành ngoại động từ và nội động từ.

Ví dụ: Bơi, chạy, nhảy…; hờn, ghen, vui, ghét…

Các loại từ trong Tiếng Việt – Tính từ

Tính từ là loại từ dùng để chỉ đặc điểm, những nét riêng, tính chất, trạng thái, màu sắc của sự vật và hiện tượng.

Ví dụ: Xinh, xấu, lớn, nhỏ…

Đại từ

Là loại từ để chỉ vật, người, hiện tượng. Gồm các đại từ xưng hô, đại từ thay thế, chỉ lượng, đại từ nghi vấn.

Ví dụ:

+ Đại từ sung hô: Tôi, chúng ta…

+ Đại từ thay thế: đó, nọ, ấy, này…

+ Đại từ chỉ lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu…

+ Đại từ nghi vấn: gì, ai…

Số từ

Đây là loại từ chỉ số lượng hoặc thứ tự.

Ví dụ: số đếm (một, hai, ba, bốn…), số lượng (một vài, một trăm, hai trăm, ba vạn, mươi…)

Đọc thêm bài viết: Khẩu ngữ là gì? Khẩu ngữ trong văn học biểu hiện như thế nào?

Chỉ từ

Chỉ từ là những từ để trỏ vào sự vật, hiện tượng. Để xác định vị trí của sự vật, hiện tượng đó trong không gian, thời gian. Ví dụ: đấy, này, nọ, kia, ấy…

Có thể bạn quan tâm:  Cách làm bài văn lập luận chứng minh đơn giản

Quan hệ từ

Quan hệ từ là các từ, cặp từ nối các từ ngữ, các câu với nhau. Thể hiện mối quan hệ giữa những câu và các từ ngữ đó với nhau.

Ví dụ:

+ Các từ nối: hoặc, với, và, nhưng, thì, mà, như, để, bằng…

+ Các cặp từ quan hệ: nguyên nhân – kết quả (do…nên, vì…nên); giả thiết – kết quả (nếu…thì); tương phản (mặc dù…nhưng, tuy…nhưng); cặp quan hệ từ tăng tiến (không những…mà còn)

Các loại từ trong tiếng Việt – Trạng từ

Trạng từ thường đứng sau tính từ, động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ đó. Với chức năng cung cấp thông tin về không gian, thời gian hoặc địa điểm.

Ví dụ:

+ Trạng từ chỉ nơi chốn: chỗ này, chỗ kia…

+ Trạng từ chỉ thời gian: trưa, sáng, chiều, tối…

+ Trạng từ chỉ tần xuất: liên tục, thỉnh thoảng, thường xuyên…

Thán từ

Là loại từ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm hoặc để gọi đáp. Ví dụ: Anh ơi!, Ôi bông hoa đẹp quá!, Ô!, than ôi…

Tình thái từ

Tình thái từ là từ được thêm vào trong câu để tạo các câu nghi vấn, cảm thán, biểu thị một trạng thái cảm xúc của con người.

Ví dụ: hả, hử, à, ạ, thôi, nhé, cơ mà…

Trên đây là hệ thống các loại từ trong Tiếng Việt phổ biến nhất. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng nhuần nhuyễn các loại từ trên.

Một bình luận

  1. quỳnh

Để lại Lời nhắn