Cấu tạo trong của thân non là kiến thức các bạn được học trong chương trình Sinh học lớp 6. Mục tiêu bài học yêu cầu các bạn nắm vững cấu tạo, chức năng các bộ phận ở thân non. Để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập và ôn tập. Chúng tôi có tổng hợp đầy đủ và chi tiết kiến thức lý thuyết cần nhớ. Mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.
Cấu tạo trong và chức năng các bộ phận của thân non.
Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn cây và ngọn cành và thân non thường có màu xanh lục. Cấu tạo trong của nó gồm có hai bộ phận chính là vỏ và trụ giữa.
Phần vỏ: gồm có biểu bì và thịt vỏ.
- Biểu bì có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Thịt vỏ có chức năng bảo vệ thân, dự trữ và giúp cây quang hợp
Phần trụ giữa gồm có các bó mạch xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột.
- Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng.
- Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
- Ruột có chức năng chứa chất dự trữ.
Cấu tạo ngoài của thân.
Cấu tạo ngoài của cây gồm có 4 bộ phận chính: chồi ngọn, chồi nách, thân chính và cành. Trong đó, chồi ngọn gồm có thân, cành hoa; chồi nách gồm có chồi hoa (cành mang hoa, hoa) và chồi lá (cành mang lá).
Thân sẽ được chia làm 3 loài: thân đứng, thân leo, thân bò.
- Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
- Thân cột: leo bằng nhiều cách: quấn thân, tua cuốn.
- Thân bò: mềm yếu, bò ngang sát đất.
Để nắm vững đầy đủ kiến thức hơn về cấu tạo thân non. Mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 15
Sưu tầm: Thu Hoài
Không Có Câu Trả Lời