Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cực hay và chính xác

Kho tàng ca dao, tục ngữ chính là kho báu quý giá của dân tộc ta. Ở đó, những kinh nghiệm sống được ông cha đúc kết một cách rõ ràng. Không những thế, nó còn giúp ta có được lối sống tốt hơn bởi các bài học sâu sắc. Theo dõi phần giải thích câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để cảm nhận.

Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Quả chính là những thành quả tốt đẹp cuối mà con người thu nhận được sau một quá trình. Theo nghĩa đen, câu nói muốn nhắc ta khi ăn được quả ngọt phải nhớ đến công ơn người trồng. Ngụ ý sâu xa, ông cha khuyên răn ta sống ở đời phải biết trước biết sau. Nghĩa là luôn mang ơn những người đã từng giúp đỡ, dìu dắt mình. Truyền thống biết ơn là truyền thống lâu đời mà con cháu cần kế thừa và phát huy.

Đọc thêm bài viết giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công”

Tại sao phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?

Không phải thành quả tốt đẹp nào cũng tự nhiên mà có. Có thể, đó chính là khối óc, là máu xương của biết bao lớp người đi trước để lại. Một nhịp sống hòa bình, những tiện nghi công cộng, tri thức được lĩnh hội từng ngày… Có ai trong chúng ta có thể tự tin mà vỗ ngực rằng do bản thân tự tạo ra. Điều đó là không thể! Hiểu rõ được điều đó, mỗi công dân cần ý thức trau dồi nếp sống của mình. Ghi nhớ những gì tốt đẹp mà người khác đem lại là cách tôn trọng chính mình.

Có thể bạn quan tâm:  Đóng vai bé Thu kể lại chuyện "Chiếc lược ngà" ngắn gọn đủ ý nhất

Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết! Giờ đây, hãy tự tin và đặt bút khi nói về câu tục ngữ này nhé!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn