Ai trong cuộc sống cũng có lúc gặp những khó khăn. Nhưng khó khăn để chúng ta cố gắng vươn lên. Chứ không phải cái cớ để ta làm điều sai trái. Bài viết này, Giaovienvietnam.com sẽ giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” một cách chi tiết nhất. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích, giúp các em làm văn đạt điểm cao.
Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Trước hết ta thấy câu tục ngữ được chia thành 2 vế: Đói cho sạch – rách cho thơm. Nghĩa đen của câu tục ngữ là gì. Chính là dù chúng ta có khó khăn thiếu thốn cũng ăn miếng sạch sẽ. Dù chúng ta có nghèo thì cũng phải gọn gàng.
Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau lớp nghĩa đó lại chính là lời nhắn gửi cô cùng thâm thúy của ông cha ta. Đói và rách thể hiện sự nghèo nàn, thiếu thốn trong cuộc sống. Sạch thơm chính là phẩm chất, tính cách bên trong của mỗi con người: liêm chính, ngay thẳng. Cả câu tục ngữ muốn khẳng định: Dù cuộc sống có khó khăn vất vả đến đâu cũng phải giữ cái tâm trong sáng. Không vì sự thay đổi của bản thân mà đánh mất đi nhân cách và đạo đức của mình.
Tham khảo thêm bài viết giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Liên hệ tới cuộc sống
Trong cuộc sống, có rất nhiều người vẫn gặp khó khăn thiếu thốn. Nhưng họ lại lấy sự khó khăn đó làm động lực quyết tâm vươn lên mỗi ngày. Giống như cụ Phan Bội Châu vậy. Cụ bị dụ dỗ, đe dọa nhiều lần bởi thực dân Pháp nhưng ông không lay động mà đi theo con đường cứu nước.
Bên cạnh đó, một số người lại suy sụp, nản chí rồi là những việc xấu như buôn bán ma túy, trộm cắp. Họ sa đà vào các tệ nạn xã hội và biện mình cho hoàn cảnh.
Đói cho sạch, rách cho thơm – Đó chính lời nhắn nhủ khuyên răn mà ông cha ta để lại cho chúng ta. Đặc biệt là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta phải luôn giữ được sự kiên định và trung thực. Đừng vì một phút nông nổi mà đánh mất tương lại bản thân.
Trên đây là bài viết giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm. Chúc các em làm văn thành công!
Hoài Thương ST