Hình tượng người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa – Tình mẹ là bao la

Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm đặc sắc để lại cho lớp người đi sau. Và nhân vật trung tâm trong truyện chính là một người phụ nữ làng chài. Hình tượng người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện đời. 

Hình tượng người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa

Chị cũng giống như những người đàn bà ở vùng biển khác, nhỏ bé, bình thường và vô danh. Trạc tuổi ngoài bốn, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mặt tái nhợt, mệt mỏi và buồn ngủ do phải thức đêm kéo chài. Người đàn bà lam lũ, vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh trên biển. Nói lên bi kịch bất hạnh vì ngoại hình xấu xí, nghèo khổ, phải chịu đòn roi từ người chồng. 

Nhưng không vì thế mà chị lại căm căm ghét hay đổ lỗi cho chồng mình. Chị nhận hết lỗi về mình vì chị hiểu được nguyên nhân người chồng trở nên vũ phu như vậy. Người đàn bà không những chịu khổ cực mà còn giàu đức hy sinh. Và chị còn không muốn để những đứa con nhìn thấy cảnh mình bị chồng đánh. Chị luôn muốn bảo vệ và làm mọi việc để để các con được an toàn. Bởi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của một người mẹ.

Có thể bạn quan tâm:  Nghị luận về facebook đoạn văn hay nhất

Đọc thêm bài viết phân tích tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Xót thương số phận người phụ nữ

Người đàn bà làng chài đã mang đến cho Phùng và Đẩu một cách nhìn nhận thực tế hơn. Tấm lưng bạc phếch, ánh mắt cam chịu hay nụ cười hạnh phúc khi nhìn những đứa con. 

Tác giả đã gửi gắm những niềm cảm thương, xót xa cho số phận người phụ nữ. Và thể hiện niềm tự hào, trân trọng vì vẻ đẹp tâm hồn không gì làm làm bùn, thui chột.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn