Nhiễu điều phủ lấy giá gương có ý nghĩa gì?

Kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông cha ta để lại là tài sản vô giá. Nó chính là kết tinh của kinh nghiệm sống, của thuần phong mĩ tục. Đồng thời cũng là lời chỉ dạy hữu ích với thế hệ sau. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng muốn nhắn nhủ điều gì? Đề văn lập luận giải thích này đã mượn lời khuyên của người xưa. Muốn làm tốt, ngoài kĩ năng cơ bản, học sinh nên tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao.

Giải thích câu ca dao  

Nghĩa đen: Nhiễu là loại vải màu đẹp có màu đỏ thường dùng để phủ lót đồ vật quý. Giá gương là vật dụng dùng để đỡ chiếc gương soi. Khi ta phủ tấm vải lên giá gương thì chiếc gương sẽ được giữ gìn sạch sẽ, bền theo thời gian.

Nghĩa bóng: Con người chính là hình ảnh ẩn dụ của “Nhiễu điều” và “giá gương”. Câu ca dao muốn nói rằng trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, giá trị riêng. Tuy nhiên, phải biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Người trong một nước phải biết yêu thương, đoàn kết. Đó là truyền thống lâu đời của dân tộc. Chỉ có lòng đoàn kết mới tạo nên sức mạnh nội bộ.

Có thể bạn quan tâm:  Chiến thuật ôn văn nghị luận xã hội

Tham khảo bài viết giải thích câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Dàn ý bài văn nhiễu điều phủ lấy giá gương

Mở bài:

Dẫn dắt nội dung vấn đề (tình đoàn kết trong một dân tộc). Sau đó trích dẫn câu ca dao

  1. Thân bài:
  • Giải thích ý nghĩa

+ Nghĩa đen: nhiễu điều là tấm vải đỏ phủ lên gương để tránh bụi

+ Nghĩa bóng: con người sống trong một đất nước phải biết yêu thương, tương trợ lẫn nhau

  • Ý nghĩa chung của toàn câu nói
  • Nêu lí do tại sao phải biết đoàn kết lẫn nhau
  • Các hành động thực tế cần làm để thực hiện đúng lời răn dạy của ông bà ta
  • Liên hệ thực tế bản thân
  1. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

Trước khi làm một đề văn tương tự như trên cần hiểu nội dung của câu nói trích dẫn. Em sẽ có được sự tự tin khi làm bài và đạt kết quả cao.

Hoài Thương ST

Một bình luận

  1. Khách

Để lại Lời nhắn