Liên kết câu và liên kết đoạn văn – Cách sử dụng hiệu quả

Bài văn ở các thể loại dù là thuyết minh hay nghị luận, biểu cảm hay tự sự thì đều phải đảm bảo liên kết câu và liên kết đoạn văn. Đây chính là yếu tố quyết định được sự hấp dẫn và thành công của cả bài văn. Nếu bạn chưa nắm rõ thì bài viết sau đây là dành cho bạn!

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Liên kết câu là gì?

Câu là bộ phận cấu thành nên đoạn văn và cần có sự liên kết để người đọc hiểu trọn vẹn ý nghĩa của câu. Liên kết câu là việc dùng các từ liên kết như nếu, thì, tuy, nhưng, hoặc, và… để giúp kết nối từ trong câu thông nhất. Nhờ đó câu văn không bị rời rạc, lủng củng. Có thể thấy mọi câu văn đều có chứa ít nhất 1 từ liên kết. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng về liên kết câu:

  • Hôm nay bị ốm nên Nga đã phải nghỉ học 1 buổi.

Trong ví dụ trên, từ liên kết được dùng là “nên”. Nếu không sử dụng liên kết câu thì 2 vế tách ra độc lập và không có ý nghĩa thống nhất.

Có thể bạn quan tâm:  Khẩu ngữ là gì? Khẩu ngữ trong văn học biểu hiện như thế nào?

Liên kết đoạn văn là gì?

Một đoạn văn hoàn hảo phải được liên kết câu văn chặt chẽ. Về nội dung, mọi câu văn có mặt trong đoạn đều hướng về câu chủ đề của cả đoạn. Về logic, các câu văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý để người đọc hiểu được hết ý nghĩa mà đoạn văn muốn nói tới.

Đọc thêm bài viết: Sương sương là gì? Cách dùng đúng

Các cách liên kết đoạn văn phổ biến nhất

Có nhiều phương pháp được người viết sử dụng linh hoạt để liên kết đoạn văn hoàn hảo nhất.

  • Phép lặp: Người viết sử dụng từ đã có ở câu trước và lặp lại ở câu sau.
  • Ví dụ: Tôi tập thể dục mỗi ngày vào lúc 5h sáng. Tập thể dục là bí quyết để tôi có một sức khỏe tốt. 

Trong câu này, từ “tập thể dục” được lặp lại ở câu tiếp nối.

  • Phép trái nghĩa, đồng nghĩa: Dùng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để mang lại hiệu quả liên kết các câu trong đoạn.
  • Ví dụ: Bạn Lan có dáng người dong dỏng. Đứng bên cạnh là bạn Thủy cao không kém. 

Rõ ràng, hai từ đồng nghĩa “dong dỏng” và “cao” đã kết nối 2 câu có 2 chủ ngữ khác biệt được liên kết với nhau.

  • Phép nối: Các từ nối được dùng như: Từ đó, qua đó, sau đó, bởi lẽ đó, vậy nên, tóm lại…
  • Ví dụ: Owen là thương hiệu quần áo nam rất được lòng đấng mày râu. Bên cạnh đó, phái mạnh có thể chọn các phụ kiện thời trang tại đây.
  • Phép thế: Dùng từ ngữ ở câu sau có ý nghĩa thay thế cho đại từ xuất hiện ở câu trước.
  • Minh là bạn học cùng bàn của tôi. Bạn ấy rất thông minh và hòa đồng.
Có thể bạn quan tâm:  Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 cả năm, đầy đủ chi tiết nhất

Ý nghĩa liên kết câu văn và liên kết đoạn văn

Nhờ có ngữ pháp này mà bố cục văn bản mới có sự thống nhất về mặt nội dung. Nếu không nắm được cách liên kết câu và đoạn văn thì bạn khó có thể làm tốt các bài tập làm văn. Thêm vào đó, người đọc mới có thể hiểu hết được ý nghĩa mà bài văn mong muốn truyền đạt.

Bạn đã hiểu rõ về liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? Hãy áp dụng các biện pháp liên kết được gợi ý trên đây để hoàn thành tốt bài tập làm văn nhé!

Để lại Lời nhắn