Nhân hóa là biện pháp tu từ dùng trong nghệ thuật hay văn phong giao tiếp hằng ngày. Được tác giả sử dụng nhằm tăng hiệu quả thể hiện cũng như sinh động, gần gũi hơn. Vậy nhân hóa là gì? Trường hợp nào biện pháp này phát huy hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Biện pháp nhân hóa là gì?
Cùng với so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… thì nhân hóa là biện pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đó là biện pháp tu từ để miêu tả hay gọi con vật, cây cối..những vật vô tri vô giác. Bằng những ngôn từ chỉ dùng để nói đến con người khiến nó trở nên hấp dẫn, sống động. Ví dụ như:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trong câu thơ vừa nêu, cây dừa thể hiện hành động của con người như “làm dịu”, “gọi”gió. Và phải chăng, dừa chính là người hùng xua tan cái nắng đổ lửa giữa trưa hè.
Tham khảo thêm bài viết từ láy là gì?
Biện pháp nhân hóa có những hình thức nào?
- Dùng từ ngữ chỉ dành cho người để gọi vật
Ví dụ như: Chị gà mái tơ nhà cô Xuân đẻ được 5 quả trứng
- Dùng từ ngữ chỉ hành động của người để chỉ hành động của vật
Ví dụ:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
- Xưng hô, thể hiện với vật như đối với con người.
Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Biện pháp nhân hóa được ứng dụng khá phổ biến trong văn học cũng như trong văn nói thường nhật. Vì thế, bạn cần nắm vững kiến thức để phân biệt nó với các phép tu từ khác.
Hoài Thương ST