Đoạn văn diễn dịch là gì? Đó là câu hỏi mà nhiều học sinh băn khoăn. Để trả lời được câu hỏi này, mời các em tìm hiểu kiến thức trong phần nội dung dưới đây.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Để mở bài một bài văn có rất nhiều cách trình bày. Cụ thể như: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng phân tích. Tuy nhiên, diễn dịch vẫn là hình thức được nhiều học sinh lựa chọn nhất. Bởi nó là cách viết quen thuộc, phổ thông, đi thẳng vào vấn đề. Tất cả các học sinh không phân biệt năng lực ai cũng có thể viết được.
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trong đó mở đầu là một chủ đề chính, khái quát. Các câu tiếp theo sẽ minh họa, phân tích, giải thích, lập luận, làm rõ cho câu chủ đề. Hay nó còn bộc lộ cảm xúc, nhận xét, tư tưởng của người viết.
Cấu tạo như sau:
– Câu chủ đề
+ Câu triển khai 1
+ Câu triển khai 2
+ Câu triển khai 3
+ Câu triển khai n…
Một vài ví dụ
Ví dụ 1: Tôi rất thích trồng hoa hồng, bởi nó có mùi thơm và màu sắc rất đặc biệt. Ở vườn nhà tôi, loài hoa hồng chiếm phần lớn diện tích.
Ví dụ 2: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn khuyên chúng ta phải giữ gìn phẩm chất tốt đẹp. Cho dù đói nghèo cũng phải sạch sẽ, dù mặc rách cũng phải thơm tho.
Nếu muốn đạt điểm cao môn Văn, đồng thời thu hút, tạo ấn tượng với người đọc. Các em không nên chọn cách viết đoạn văn diễn dịch đơn giản, truyền thống này. Nếu có thể, học sinh viết mở bài bằng cách diễn dịch, quy nạp hoặc song hành. Chắc chắn sẽ tạo được sự khác biệt, xây dựng lối hành văn riêng độc đáo cho mình.
Sưu tầm: Hoài Thương