Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt giàu ký ức đẹp

Trong tiềm thức mỗi người vẫn luôn tồn tại một nơi để nhớ, và một ai đó để thương yêu. Với Bằng Việt, hình ảnh người bà cùng kỉ niệm tuổi thơ chính là hồi ức đẹp đẽ nhất. Mà ở tận Liên Xô, ông vẫn cứ khắc khoải trông về. Theo dõi phân tích bài thơ Bếp lửa dưới đây để hiểu rõ hơn về tâm trạng nhà thơ.

Phân tích bài thơ Bếp lửa – tuổi thơ và người bà

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.

Nhà thơ như đang xoay vần trong kí ức tuổi thơ. Bởi một bên là bếp lửa thực đang chờn vờn, một bên là tình cảm người bà “ấp iu”. Quả thật, hình ảnh bếp lửa đã làm dậy sống mọi tình cảm âm ỉ trong trái tim con người. Nạn đói của dân tộc đã qua đi nhưng nỗi đau thì vẫn còn ở đó. Năm “đói mòn đói mỏi” “khô rạc ngựa gầy” ấy. Nhà thơ vẫn được nuôi lớn, bảo ban bởi bếp lửa đầy mùi khói của bà. Kí ức tình thân thật sự rất đẹp, rất cảm động qua dòng chữ của nhà thơ.

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về Bến Nhà Rồng - Văn mẫu lớp 9

Tham khảo thêm bài viết phân tích về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. 

Nỗi nhớ về người bà

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?

Giữa ngổn ngang của nỗi nhớ, nhà thơ như đang muốn trò chuyện cùng người bà. Tu hú chẳng kêu ở Liên Xô, cũng chẳng cất lên ở hiện tại. Mà đó là tiếng gọi về từ quá khứ, từ những kỉ niệm hồn nhiên. Và dù xa quê, người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu nồng đượm của bà. “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” – câu hỏi như một lời lắng đọng ở cuối bài. Khung trời mới, mảnh đất mới, nhưng tình cảm vẫn là xưa cũ. Và nỗi nhớ bà cứ dai dẳng theo tháng năm!

Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết! Chúc các em học tập tốt!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn