Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì?

Truyện ngắn làng của Kim Lân ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắt giá. Thông qua một thứ ngôn ngữ đậm chất nông dân, mộc mạc và giản dị. Kim Lân đã khắc họa tài tình diễn biến tâm lí đặc sắc của nhân vật ông Hai. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Truyện ngắn Làng của Kim Lân

Đọc tác phẩm, độc giả cảm nhận được ông Hai là người nông dân yêu tha thiết làng chợ Dầu. Và tình yêu ấy được đặt trong một tình huống vô cùng trớ trêu, đầy tính thử thách. Đó là ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt Gian. Ông vô cùng sửng sốt, choáng váng và không tin đó là sự thật. Lúc này, niềm tin yêu, sợ ngờ vực giằng xé trong tâm hồn ông. Và mỗi khi nghe thấy tiếng chửi là Việt Gian, ông ” cúi gằm mặt xuống mà đi”. Nỗi đau, sự sợ hãi dường như bám chắt lấy ông, khiến ông không thở được. Nhưng rốt cuộc, ông dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

Tham khảo thêm bài viết tóm tắt văn bản Lão Hạc. 

Ông Hai lại rơi vào tuyệt vọng, bế tắc khi mụ chủ nhà có ý định đuổi gia đình ông đi. Lúc này, ông chỉ biết tâm sự nỗi lòng với đứa con còn ngây thơ, chưa hiểu chuyện. Lời tự sự là cách để ông giải bày tâm tư về tình yêu làng, sự thủy chung với cách mạng. Và cuối cùng, niềm hạnh phúc, hân hoan hiện rõ trên gương mặt ông khi nghe tin làng cải chính.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích bài thơ Bếp lửa – Văn mẫu hấp dẫn nhất

Có thể nói, truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những truyện ngắn đặc sắc về làng quê. Qua đó, người đọc hình dung về tình yêu quê hương, đất nước của người nông dân chất phác, thật thà.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn