Trong những bài thơ kháng chiến hài hước thì không thể thiếu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tác phẩm giống như một tiếng cười động viên nhau hồn nhiên giữa hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh. Dưới đây là phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để bạn tham khảo.
Đoạn văn mẫu
Bài thơ được ra đời trong những năm kháng chiến chống Mĩ vô cùng cam go. Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả lý giải cho cái tên “ngộ nghĩnh” của bài thơ:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.”
Những động từ mạnh như “giật”, “rung” giúp chúng ta hình dung rõ hơn về sự nguy hiểm. Tuy nhiên, dù có thiệt hại về vật chất thì các chiến sĩ vẫn hiên ngang “ung dung”, “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
Khổ thơ thứ hai khắc họa rõ hơn tư thế ngẩng cao đầu của người lính. Họ vẫn mang tâm hồn lạc quan, điệp khúc “nhìn thấy” mở ra một khoảng mênh mông tự do. Khổ thơ tiếp theo nói lên những gian nan, vất vả của cả tiểu đội. Dù “bụi phun tóc trắng” hay mưa dầm thì anh em vẫn rất tự tin, yêu đời, đầy ngang tàng. Tình đồng đội càng thêm thắm thiết, vững vàng trong khó khăn. “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, “chung bát đũa”… Đó là sự thiêng liêng, gắn kết, sẻ chia khó khăn giữa những người cùng chung chí hướng. Như người một nhà, họ sống chết cùng nhau, tất cả dốc hết sức mình vì miền Nam ruột thịt.
Tham khảo thêm bài viết phân tích bài thơ Đồng chí có nhiều cảm xúc nhất.
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính – đoạn cuối
Khổ thơ cuối cùng là tinh thần đấu tranh bất khuất và niềm tin vững chắc vào tương lai. Vì miền Nam phía trước”, các anh chấp nhận mọi gian khổ, thậm chí hy sinh cả tính mạng. Đó chính là lý tưởng cao đẹp nhất của người chiến sĩ cách mạng, bộ đội cụ Hồ.
Trên đây là tóm lược phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tác phẩm là bài ca đầy lạc quan giữa những năm tháng gian khổ nhất của cuộc chiến. Là tiếng hát ca ngợi tinh thần hiên ngang, anh dũng của các chiến sĩ lái xe dọc Trường Sơn.
Hoài Thương ST