Gần mực thì đen gần đèn thì sáng – Bài văn phân tích hay nhất

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là tục ngữ được ông cha đút rút kinh nghiệm từ bao đời. Thể hiện một triết lý, quan điểm sống nhằm giáo dục, răn dạy cháu con nên người. Nhằm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ, chúng tôi xin nêu ra một vài quan điểm nổi bật sau.

Văn mẫu phân tích Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Kết cấu của câu tục ngữ với 2 vế song song tưởng chứng đối lập, tách biệt nhau. Nhưng không, nó bổ trợ và hoàn thiện ý nghĩa cho nhau một cách hoàn hảo. Từ ” mực” và “đèn” trong câu vừa mang nghĩa tường minh, vừa mang nghĩa hàm ý. Khi nói đến mực, người ta nghĩ ngay là một dung dịch màu đen, dùng để viết chữ. Nhưng đằng sau đó nhằm ám chỉ điều xấu xa, đen tối, không nên “vận” vào người. “Đèn” thì hoàn toàn ngược lại, là vật dụng thắp sáng cho mỗi gia đình. Qua đó, gợi lên những việc làm, hành động tốt đẹp, đáng để ngợi ca, thán phục.

Câu tục ngữ là lời cảnh tỉnh, là thông điệp mà ông cha muốn gửi gắm hết sức sâu sắc. Nếu muốn trở thành người tốt, sống tốt đời đẹp đạo thì hãy làm bạn với người chính nghĩa. Còn khi ở bên cạnh người xấu, dù chúng ta có thiện lương bao nhiêu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tham khảo thêm bài viết giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân.

Trong cuộc sống, tốt và xấu luôn tồn tại song song với nhau. Bởi vậy, dù bất cứ hoàn cảnh nào, con người phải luôn giữ cho mình phẩm chất trong sạch. Phải là người giàu nghị lực, có chính kiến, biết vượt qua cám dỗ. Có như thế, cuộc đời mới đáng sống và được mọi người ngưỡng vọng.

Có thể bạn quan tâm:  Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính xác

Thực sự câu tục ngữ có giá trị to lớn. Là câu nói để giáo dục, răn dạy thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn