Phân tích nhân vật bà cụ Tứ – Hình tượng người mẹ hiền ngày xưa

Tác phẩm “Vợ nhặt” nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí” của nhà văn Kim Lân. Là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945 và những người nông dân lúc đó. Bà cụ Tứ  trong tác phẩm là đại diện cho vẻ đẹp về tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống. Để hiểu rõ hơn về những người mẹ Việt Nam chúng ta đi vào phân tích nhân vật bà cụ Tứ.

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo lại là dân ngụ cư. Bà có dáng đi lọm khọm, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa húng hắng, lẩm nhẩm tính toán. Khi bà cụ Tứ nhìn thấy cô con dâu, bà ngạc nhiên,ngỡ ngàng và không tin vào mắt mình. 

Sau khi được con trai giải thích, tâm trạng bà lại ngổn ngang, rối bời. Nhưng bằng trái tim của người mẹ, lòng bà dâng lên tình yêu thương con sâu sắc. Bà hiểu được cuộc sống lúc này là vô cùng khó khăn khi con trai bà lấy vợ. Tất cả những nỗi lòng ấy được dồn trong cái cúi đầu nín lặng. Bà nhìn cô với ánh mắt đầy cảm thông, yêu thương. Như vậy bà không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng mà còn có tấm lòng bao dung. 

Đọc thêm bài viết tóm tắt tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân. 

Niềm tin về một tương lai tươi sáng

Trong buổi sáng hôm sau, tác giả một lần nữa tiếp tục đi sâu khai thác tâm lý của bà. Đặc biệt nhấn mạnh vào niềm tin, khát vọng tương lai của một người mẹ. Bà dậy thật sớm cùng con dâu quét dọn nhà cửa. Những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn lao đối với hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:  Học đi đôi với hành – Văn nghị luận hay nhất

Để tạo niềm tin và hy vọng cho tương lai trong bữa ăn bà toàn nói những chuyện vui sướng. Rồi những hành động vô cùng đáng thương và cảm động khi bà bưng nồi cháo cám ra. Là hình ảnh hiện thực đầy khắc nghiệt nhưng cũng rất đáng trân trọng.

Qua hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả Kim Lân. Đồng thời cũng là sự ca ngợi trước sức sống khỏe khoắn, mãnh liệt của tâm hồn người Việt.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn