Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa – Cách viết hay và sáng tạo

Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Cũng như chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12. Vậy là cách nào viết được mở bài Chiếc thuyền ngoài xa ấn tượng?

Đọc hiểu tác phẩm

Trước hết ta phải đọc hiểu văn bản cũng như hiểu được linh hồn của tác phẩm. Cũng như tư tưởng tác giả gửi gắm. Các em ghi nhớ một số ý sau:

  • Tác phẩm được sáng tác sau những năm 80 của thế kỉ XX. Giai đoạn này nhà văn tập trung khám phá cuộc sống đời thường. Khám phá bản chất con người trong cuộc mưu sinh, trên hành trình mưu cầu hạnh phúc.
  • Tác phẩm có tình huống truyện độc đáo. Đó là cuộc gặp gỡ giữa người nghệ sĩ tìm kiếm cái đẹp và một gia đình lao động bình thường. Từ đó phát hiện ra nhiều nghịch lý đáng suy ngẫm.

Tham khảo thêm bài viết mở bài Vợ nhặt.

Viết mở bài Chiếc thuyền ngoài xa

Sau khi đọc hiểu văn bản, các em hãy tiến hành viết mở bài. Một mở bài hay sẽ giúp các em triển khai cả bài viết suôn sẻ và mạch lạc hơn. Các em tham khảo nhé:

Mở bài 1:

Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu viết nên những trang văn hào hùng đậm chất sử thi. Thì sau kháng chiến, ông trở về với bình dị đời thường. Ông tiên phong đổi mới văn học với những khám phá đầy nhân văn. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm như thế. Với tha thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Chiếc thuyền ngoài xa phác họa nên bức tranh đời sống với những nhịp đập chân thực. Với những nghịch lý đời thường mà không ai có thể làm ngơ.

Mở bài 2:

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích hình tượng cây xà nu - Bài văn mẫu hay nhất

Đời sống hàng ngày với nhiều lo toan, vất vả có thể biến chúng ta trở thành một người khác. Có thể dễ cáu gắt, có thể nổi nóng bất ngờ, có thể toan tính thiệt hơn, so đo vụn vặt… Nhưng ẩn sau lớp vỏ xù xì, thô kệch đó, mỗi người vẫn luôn sở hữu cho riêng mình một “hạt ngọc”. Đó chính là cái “thiên lương”, là hạt mầm thiện lành như dòng suối mát trong tâm hồn. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một hành trình của Nguyễn Minh Châu đi tìm “hạt ngọc” ẩn giấu ấy. Nơi làng chài nghèo khó, có những phận người quay quắt với mưu sinh…

Mở bài 3:

“Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối”. Đó là câu mà ông giáo Hộ đã đau đớn thốt lên trong “Đời thừa” của Nam Cao. Có những thứ nhìn từ xa thì thật đẹp đẽ, lộng lẫy, hào nhoáng và nên thơ. Nhưng nét đẹp đó dần vỡ vụn khi chạm vào hiện thực tàn khốc của cuộc sống. Nghệ thuật và cuộc đời liệu có thể cùng song hành với nhau hay không. Hay nghệ thuật chỉ là sự dối lừa, là những phút giây để con người trốn tránh thực tế phũ phàng. Có một tác phẩm đã nhìn thẳng vào sự đối lập này và đau đáu đi tìm câu trả lời. Đó là “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Một nhà văn suốt đời đi tìm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người”.

Mở bài 4:

Có thể bạn quan tâm:  Mở bài chống liệt môn ngữ văn

Trên thế gian này, ai là người dịu hiền nhất? Đó là người phụ nữ. Vậy ai là người mạnh mẽ nhất? Cũng chính là người phụ nữ. Thượng đế ban cho người phụ nữ tấm lòng bao dung và cao thượng đến vô cùng. Đặc biệt là khi người phụ nữ ấy trở thành người mẹ. Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hình tượng người phụ nữ hiện lên đầy ám ảnh. Giữa những đòn roi bạo hành, giữa những đói khổ triền miên, đau đớn cả về thể xác và tinh thần. Người đàn bà hàng chài ấy vẫn giữ được khát vọng yêu thương và niềm tin về sự thiện lương ở người chồng. Chỉ là cuộc sống tàn khốc đã khiến bản chất lương thiện ấy ở chồng chị bị che lấp mất. Với đôi mắt nghệ thuật và tấm lòng rộng mở, Nguyễn Minh Châu đã viết nên một tác phẩm hiện thực đầy ám ảnh và xuất sắc.

Mở bài 5:

Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật? Đó là một câu hỏi trăn trở cho tất cả nghệ sĩ trên thế gian này. Đến cuối cùng, nghệ thuật ra đời là để song hành với cuộc đời. Hay chỉ là phương tiện để người ta trốn tránh khỏi cuộc đời? Vẫn luôn tồn tại những nghịch lý đặc biệt và bất ngờ kết nối giữa nghệ thuật và thực tế. Mà chỉ có người nghệ sĩ khéo léo và tinh tường mới có thể phát hiện ra được. Đó cũng chính là câu chuyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Một bức ảnh dự thi tuyệt đẹp, về chiếc thuyền đánh cá thơ mộng và màn sương sớm. Nhưng ẩn sau màn sương ấy là câu chuyện đau khổ về cuộc đời của một gia đình hàng chài. Nguyễn Minh Châu đã khéo léo lồng ghép câu chuyện nghệ thuật vào tình huống thực tế. Để từ đó nói lên nỗi niềm của những người làm nghệ thuật, về mối quan hệ nghệ thuật – cuộc đời.

Trên đây là những mở bài “Chiếc thuyền ngoài xa” hay và sáng tạo nhất. Hy vọng bạn có thể tham khảo và làm phong phú thêm bài viết của chính mình.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật Chí Phèo và những vấn đề liên quan

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn