Phân tích nhân vật bé Thu – cô bé ngang bướng mà tình cảm

Bé Thu là nhân vật chính trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Qua ngòi bút của tác giả, cô bé được khắc họa với những nét tính cách vô cùng mạnh mẽ. Dưới đây là bài phân tích nhân vật bé Thu ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Mẫu bài phân tích nhân vật bé Thu

Bé Thu từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm của ba. Đến tận năm 8 tuổi em mới gặp ba lần đầu. Nhưng vì hiểu lầm vết sẹo trên mặt mà em đã kiên quyết không nhận ba mình. Mãi sau khi được bà giải thích về vết sẹo ấy, em mới vỡ lẽ ra. Nhưng oái oăm thay, đó cũng là lúc người cha phải lên đường tập kết và mãi không trở về.

Tính cách bé Thu được phác họa khá đầy đủ, vừa bướng bỉnh, dễ thương, vừa giàu tình yêu thương. Sự ương ngạnh của cô bé thể hiện ở chỗ em kiên quyết không nhận ông Sáu là cha. Em không nhờ ông giúp việc nhà, em gọi trống không khi mời ông Sáu ăn cơm. Em cũng khước từ đồ ăn ngon mà ông Sáu gắp cho mình, khiến ông đau lòng mà nổi giận. Đó là sự cá tính, kiên định và cũng ương bướng trong tính cách của bé Thu. Có lẽ chính sự lì lợm đó đã trui rèn nên một cô giao liên dũng cảm về sau.

Có thể bạn quan tâm:  Đóng vai Trương Sinh kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” hay

Món quà làm kỉ niệm

Đọc thêm bài viết phân tích nhân vật ông Sáu.

Nhưng bên cạnh đó, bé Thu cũng là cô bé sống rất tình cảm. Khi được giải thích về vết sẹo của ba, cô bé lập tức chuyển sang căm thù bọn xâm lược. Em cũng đã thể hiện tình yêu và sự hối lỗi của mình khi khóc ôm ba, không cho ba đi. Tình cảm của cô bé rất mãnh liệt, mạnh mẽ, nhưng chiến tranh thì lại quá tàn khốc… Em đã không còn được gặp lại người cha mình lần nào nữa, chỉ có chiếc lược ngà làm kỉ niệm.

Khi phân tích nhân vật bé Thu phải bám sát vào diễn biến truyện để đào sâu vào tâm lý. Tâm lý của em là điển hình của những đứa trẻ thiếu vắng tình cảm, cá tính và mạnh mẽ. Chính những đặc trưng ấy đã khiến nhân vật này trở nên đáng yêu và đáng nhớ trong lòng độc giả.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn