Phân tích “Sang thu” – văn mẫu lớp 9 ngắn gọn nhất!

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một trong đề văn hay ra trong các bài kiểm tra ngữ văn lớp 9. Bài thơ này rất dễ nhớ. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ ràng nội dung thì cần phải phân tích kỹ càng. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích “Sang thu” ngắn gọn nhất. Các em có thể xem qua.

Trong bốn mùa thì mùa thu gợi cảm hứng cho các thi ca, nhạc họa nhiều nhất. “Sang thu” cũng là một trong những tác phẩm được Hữu Thỉnh thể hiện xuất sắc. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. Nhà thi sĩ lấy cảm hứng về phút giây giao mùa chuyển từ mùa hạ sang đầu mùa thu. Lối viết tinh tế, nhẹ nhàng tiêu biểu cho phong cách thơ nhỏ nhẹ, thiết tha sâu lắng. 

Phân tích “Sang thu” – 4 câu thơ đầu

Mở đầu bài thơ tác giả cho ta thấy những tín hiệu ban đầu trong thời khắc giao mùa. Những cảm nhận rất gần gũi và dịu nhẹ trong một không gian rất gần và hẹp. Một mùi hương, một làn gió mới. À, mùa thu đã về!

“Bỗng nhận ra hương ổi 

Phả vào trong gió se”

Không biết tự bao giờ, mùa thu lại trở thành chủ đề cho nhiều thi sĩ sáng tác thơ văn. Nếu Xuân Diệu tái hiện mùa thu bằng hình ảnh sắc mơ phai của lá cây thay màu. Thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận mùa thu lại rất đỗi bình dị và gần gũi.

Có thể bạn quan tâm:  Đóng vai người cháu kể lại bếp lửa – Bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Không phải là hương cốm mùa thu, cũng chả phải mùa thu lá rụng. Mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh chính là hương ổi – một thứ hương đặc trưng của vùng quê Việt Nam. Phải thật sự tinh tế, tác giả mới nhận ra được sự chuyển mùa bằng thứ hương này. Mùi hương ấy phả vào trong gió se, làm toát lên thần thái của mùa thu.

Điều đó đã tạo nên sự mới mẻ, nét riêng trong cách cảm nhận, miêu tả mùa thu. 

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Với mùa thu của Hữu Thỉnh không chỉ có gió có hương ổi mà còn cả làn sương. Được tác giả nhân hóa qua động từ “chùng chình” như lưu luyến chưa muốn sang thu. Một thời khắc rất quan trọng nhưng lại vô cùng mỏng manh và nhẹ nhàng. Dù là đã giao mùa nhưng với nhà thơ vẫn cảm thấy bâng khuâng, ngỡ ngàng: “hình như”. Bởi những tín hiệu vô hình của mùa thu không có hình khối màu sắc rõ ràng, cụ thể.

Việc kết hợp giữa hình ảnh “sương chùng chỉnh qua ngõ” cùng “hình như”. Tác giả thực ra đã khẳng định mùa thu đã về.

Phân tích “Sang thu” – 4 câu thơ tiếp theo

Mùa thu trong con mắt của người thi sĩ:

“Sông được lúc dềnh dàng

…Vắt nửa mình sang thu”

Nếu khổ thơ đầu tác giả đã khẳng định mùa thu đã về. Thì khổ thơ tiếp theo, mùa thu lại khắc họa rõ hơn những đường nét hình khối rõ ràng hơn. Tác giả chỉ rõ, nước mùa thu dâng lên theo mùa, những cánh chim trời vội vã bay. Khẳng định thiên nhiên mùa thu có gì đó vội vàng hơn, trĩu năng hơn nhưng vẫn giữ được nét đặc trung vốn có.

Có thể bạn quan tâm:  Bài thơ Ánh Trăng - Phân tích hấp dẫn người đọc

Từ “vắt” được dùng rất hay. Nó diễn tả được quá trình chuyển giao mùa thu một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng. Từ đó, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được bức tranh chuyển mùa, một cách rất rõ nét, mềm mại. Giống như vẽ một bức tranh mùa thu bằng chính ngôn ngữ của mình.

Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực và vô cùng độc đáo, mới mẻ. Trong trí tượng của nhà thơ, thời khắc này thật đẹp và trong trẻo. Chắc chắn Hữu Thỉnh là một trong những ngòi bút tài năng và yêu thiên nhiên tha thiết. Cho nên viết nên câu thơ khung cảnh mùa thu thật đẹp và lãng mạn đến thế.

Tham khảo thêm bài viết phân tích bài thơ Vội Vàng.

Phân tích “Sang thu” – 4 câu thơ cuối

Điều thật  sự bất ngờ là ở khổ thơ cuối, khi đất trời đã có những biến đổi khiến con người có thể nhận ra. Nhưng lúc này, tác giả lại nhìn nhận mùa thu bằng cách chiêm nghiệm qua đời người.

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

… Trên hàng cây đứng tuổi”

Mùa thu với cái nắng nhẹ nhàng, có chút se lạnh của gió đầu mùa. Không còn những tiếng sấm khiến người ta phải giật mình nữa.

Qua đây ta thấy tác giả thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra thay đổi của thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng nhưng trong khoảnh khắc giao mùa đã có sự thay đổi về mức độ. Cái nắng nóng chói chang của mùa hạ đã dần nhạt màu. Thu về nên không còn gay gắt như khi còn ở giữa mùa. Những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi. Có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đã phát hiện ra biến chuyển của vũ trụ.

Có thể bạn quan tâm:  Nghị luận về lòng biết ơn – Văn mẫu cực hay cực chất

Phân tích “Sang thu” tình yêu thiên nhiên của tác giả

Việc sử dụng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”. Tác giả muốn nó đến đời người ở tuổi xế chiều, không còn trẻ trung, hối hả nữa. Thay vào đó là sự bình thản, nhẹ nhàng cảm nhận mọi thứ.

Và đó là những biểu trưng cho những con người từng trải. Họ đã đi qua khó khăn, vất vả trên đường đời. Như vậy nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện sự vững vàng trước những thử thách. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của chính nhà thơ. Ông xuất thân là một người lính. Người đọc chợt nhận ra sự lưu luyến muốn níu kéo thời gian đối với cuộc đời mỗi người. 

Qua bài thơ chúng ta thấy được sự mới mẻ trong cách cảm nhận mùa thu của tác giả. Và nói lên tình yêu thiên nhiên đất nước và không muốn bỏ lỡ mỗi phút giây trong cuộc sống. 

Với bài “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã mang đến cho mỗi người những chiêm nghiệm đáng suy ngẫm. Dù có gấp trang sách lại, mùa thu của Hữu Thỉnh vẫn còn vương lại đâu đó trong trí óc của mỗi chúng ta.

Với đề văn phân tích “Sang thu” trên đây, các em nhớ tham khảo nhé!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn