Thuyết minh về ngày tết cổ truyền

Dàn ý

Mở bài

Ở nước ta, dịp tết là khoảng thời gian để mọi gia đình cùng nhau sum vầy đón chào năm mới. Đó là tết truyền thống của mọi người dân Việt Nam nói riêng và nhân dân các nước Đông Nam Á nói chung. Ngày tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân nước ta, đó là thời gian mọi người bắt đầu cho một năm mới với những cầu mong cho một khởi đầu an khang thịnh vượng và tốt lành.

Thân Bài

– Ngày tết ở nước ta được hình thành như thế nào

+ được hình thành từ thời xa xưa, thời Vua Hùng dựng nước, là tết truyền thống của đất nước.

-Những ngày giáp Tết mọi người thường chuẩn bị gì

+ trẻ nhỏ thường được đi chợ tết và mua sắm đồ mới

+ người lớn thì chuẩn bị trái cây, bánh kẹo, hoa và đồ dùng cho những ngày tết  và một trong những thứ không thể thiếu đó là bánh trưng, bánh giày .

+ Mỗi gia đình đều không thể thiếu cây hoa đào và cây mai vàng .

-Những mốc quan trọng của ngày tết

+ đêm giao thừa: mọi người cùng nhau đón năm mới , thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới  

+ Chúc tết: gửi lời chúc tết đến những người thân yêu trong gia đình và bạn bè

+ Mừng tuổi: Ông bà cha mẹ người lớn sẽ mừng tuổi cho con cháu và ngược lại

+ 3 ngày chính của tết:

Mùng 1, ngày khởi đầu của năm mới, ngày mà mọi lời chúc tốt đẹp được mọi người nói với nhau. Nhưng lại kiêng kỵ khi đến nhà người khác

Mùng 2: theo cha ông ta từ xa xưa đây là Tết Mẹ

Mùng 3: mùng 3 theo quan niệm của nước ta đó là tết Thầy

  • Trong dịp tết thường diễn ra rất nhiều lễ hội, và nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức .
  • Tết là thời gian cho mọi người nghỉ ngơi sau một năm đầy bận rộn. Đồng thời là cầu nối giúp cho thành viên trong gia đình được sum vầy sau thời gian xa cách.
Có thể bạn quan tâm:  Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm chính xác nhất - Tham khảo ngay

Kết bài :

Tết Nguyên Đán là một lễ hội quan trọng và tràn đày ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Đó là khoảng thời gian giúp mọi người có thể quay quần bên nhau và giành cho nhâu những lời chúc tốt đẹp.

Đây là nét đẹp truyền thống mà chúng ta cần phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Bài văn mẫu 

        Trong cuộc sống của mỗi người, luôn có một khoảng thời gian cho chúng ta sum vầy và hạnh phúc bên gia đình, người thân đó chính là dịp tết Nguyên Đán mỗi năm hay còn gọi là tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người , mỗi gia đình. Bởi đó là thời gian mà tất cả thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thương gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp mong một  năm mới an khang thịnh vượng.  

      Chắc hẳn mỗi người chúng ta sẽ chẳng còn xa lạ với ngày tết truyền thống của dân tộc mình nữa . Ngày tết truyền thống của chúng ta có từ xa xưa, từ thời Vua Hùng dựng nước, mọi người đã biết ăn tết và được lưu giữa cho đến ngày nay và trở thành lễ truyền thống của người dân Việt Nam. Trong những ngày tết, mọi người luôn bận rộn chuẩn bị cho một cái tết ấm no an lành, mà một trong số những điều làm cho người lớn bận rộn nhất đó là những đứa trẻ. Tết đến là khoảng thời gian mà chúng được bố mẹ cho mua nhiều đồ mới, được theo chân  bố mẹ đi chuẩn bị đồ ngày tết. Khuôn mặt các em luôn biểu lộ niềm vui rạng rỡ bởi sắp được đón tết, sẽ có rất nhiều điều vui cho chúng trong dịp này, nào là được trưng diện đồ mới, ăn uống thỏa thích, và nhất là cùng gia đình đi chúc tết ông bà và người thân. Còn với người lớn, đây là khoảng cuối năm với rất nhiều những bận rộn xung quanh mình. Họ tất bận chuẩn bị đồ cho ngày tết nào là đi chợ mau sắm đồ cho lũ trẻ, nào là mau đồ cho mâm ngũ quả cúng giao thừa và cuối cùng là việc làm bánh trưng truyền thống của người Việt, hẳn ai cũng biết, tết đến nhà nào cũng sẽ có cho mình những chiếc bánh trưng xanh bắt mắt đối với những người dân niềm bắc, và những cái bánh tét trong mâm cúng của người dân miền tây. Bánh trưng hay bánh tét ở đây đều được gói bánh lá dong xanh ngoài cùng sau đó là gạo nếp và cuối cùng là nhân. Có thế là nhân đậu xanh hoặc tùy từng gia đình thích ăn gì mà làm theo khẩu vị đó. Những chiếc bánh đó sẽ được đem đi hấp chín và đem dâng lên mâm lễ cúng tổ tiên và là loài bánh không thể thiế đối với mọi gia đình. Không những vậy, mỗi nhà còn trang trí thêm cho mình những châu hoa cây cảnh đẹp mà trong đó có cây hoa mai vàng và hoa đào. loài hoa không thể thiếu trong ngày tết, cây hoa được mọi người trang trí một cách rất đẹp. Họ treo lên đó những câu đối hay bao lì xì để tăng thêm màu sắc cho đẹp mắt. Ngày tết thường sẽ bắt đầu vào ngày cuối cùng trong năm cũ, là khoảng thời gian mà mọi người trong gia đình cùng nhau sum vầy và đón giao thừa để bước sang một năm mới, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới. Trong giao thừa mọi người sẽ cùng nhau chúc cho một năm mới khởi đầu như ý. Tiếp đến là lễ xông đất  để có một năm đầy tài lộc mà sẽ chọn một người phù hợp bước vào nhà đàu tiên, mọi người sẽ thường gửi đến nhau những lời chúc tụng để có một năm mới thật nhiều điều tốt đẹp. Những đứa trẻ nhỏ sẽ là người chúc nhiều nhất bởi sau khi chúc xong chúng  thường sẽ nhận được lì xì của ông bà, bố mẹ và mọi người. Thông thường ở nước ta sẽ có ba ngày tết chính đó là tết Mùng 1,  là ngày mà mọi gia đình kiêng kị đến nhà nhau, Mùng 2 ngày tết của những người mẹ, học đã tần tảo một năm qua để lo toan mọi việc trong gia đình, để gia đình luôn êm ấm và hạnh phúc nên đã có một ngày tết của người mẹ để cảm ơn công lao đó. Tiếp là ngày tết mùng 3 có thể coi như là ngày cuối cùng của tết đó là ngày Tết Thầy, là ngày mà mọi người sẽ nhớ đến thầy cô đã dạy dỗ mình nên người. Người dân ta thường có câu “Mùng 1 tết cha, Mùng 2 tết mẹ, Mùng 3 tết thầy”. Như vậy tết nước ta sẽ kết thúc vào ngày mùng 3 và chuyển sang phần hội những ngày tiếp theo trong tháng Giêng. Đúng vậy, Tết là  thời gian cho mọi người nghỉ ngơi sau một năm đầy bận rộn. Đồng thời là cầu nối giúp cho thành viên trong gia đình được sum vầy sau thời gian xa cách, tạo tình thương yêu gắn kết mọi người trong gia đình với nhau. Cứ như vậy, việc Ăn tết truyền thống đã trở thành một nét đẹp văn hóa của con người việt nam ngày nay.

Có thể bạn quan tâm:  Bài văn tả cơn mưa - Tuyển chọn văn mẫu hay và đặc sắc nhất

     Như vậy, Tết ở nước ta thường được dễn ra trong ba ngày chính đó là mùng 1 mùng 2 và mùng 3, Tết Nguyên Đán là một lễ hội quan trọng và tràn đày ý nghĩa đối với người dân Việt Nam . Đó là khoảng thời gian giúp mọi người có thể quay quần bên nhau và giành cho nhâu những lời chúc tốt đẹp. Đây là nét đẹp truyền thống mà chúng ta cần phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo: Tâm Đinh

Để lại Lời nhắn