Trắc nghiệm phản ứng oxi hóa khử có đáp án

Phản ứng oxi hóa khử

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng phổ biến và quan trọng nhất trong Hóa học. Ngay từ chương trình lớp 8, khi mới làm quen với bộ môn Hóa học, chúng ta đã được biết đến các phương trình phản ứng oxi hóa khử đơn giản. Lên lớp 10, ta được học chuyên sâu hơn với các dạng bài khác nhau:

  • Dạng đơn giản (trong phản ứng có một chất oxi hóa, một chất khử rõ ràng)
    Ví dụ: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
  • Dạng oxi hóa khử nội phân tử (chỉ xảy ra trong một phân tử)
    Ví dụ: 2KClO3  →2KCl + 3O2
  • Dạng tự oxi hóa khử (sự thay đổi số oxi hóa xảy ra trên một nguyên tố)
    Ví dụ: 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
  • Các dạng oxi h khử phức tạp:
    – Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa nhiều hơn 2 nguyên tử:
    Ví dụ: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + N2O + H2O
    – Phản ứng có chứa hợp chất hữu cơ:
    Ví dụ: CH3CH + KMnO4 + KOH → CH3COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O
    – Dạng bài phương trình phản ứng chứa ẩn
    Ví dụ: 8R + 10n HNO3 → 8R(NO3)n + nNH4NO3 + 3nH2O

Mẹo cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử nhanh

Lên chương trình cấp 3, chúng ta được học cách cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. Phương pháp này khó hơn cách cân bằng cơ bản mà ta đã học cấp 2. Nhưng nó áp dụng được với tất cả các phương trình phản ứng.

Có thể bạn quan tâm:  Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 năm học 2020 – 2021 – Bộ đề thi có đáp án

Để hiểu kỹ thuật làm bài của phương pháp này, học sinh cần nắm chắc lý thuyết cơ bản về các nguyên tố hóa học. Chẳng hạn, bước đầu nhìn vào một phương trình phản ứng. Chúng ta có thể nhận ra đâu là nguyên tố đã bị thay đổi số oxi hóa. Bằng cách loại trừ các nguyên tố có số oxi hóa không thay đổi như O, H và các kim loại một hóa trị (Al, Zn, Mg,..)

Trắc nghiệm phản ứng oxi hóa khử có đáp án
Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Lê Anh

Để lại Lời nhắn