Văn khấn cúng tại nhà thờ họ và những ý nghĩa không phải ai cũng biết

Nhà thờ họ là một trong những nơi có nhiều ý nghĩa với người Việt. Gần như dòng họ nào cũng có một nhà thờ họ. Vào các ngày giỗ chạp lễ tết, mọi người sẽ cúng tổ tiên nơi đây. Trong buổi cúng, thì văn khấn cúng tại nhà thờ họ là rất quan trọng. Bài văn khấn này có vai trò ý nghĩa gì? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Nhà thờ họ – Nơi lưu giữ truyền thống tín ngưỡng người Việt

Nước có sử thì nhà có phả. Đó là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Nhà thờ họ chính là nơi lưu giữ gia phả đó. Tùy từng vùng miền, nhà thờ họ còn được gọi là từ đường.

Nhà thờ họ thường là do con cháu góp tiền vào xây dựng, trên phần đất của ông bà tổ tiên để lại. Trong nhà thờ chỉ thờ riêng một Thủy tổ. Từ thủy tổ đó xuống thành các chi khác nhau, nhưng chung họ. Chúng ta thường nghe nhiều đến: Nhà thờ họ Trần, Nhà thờ họ Nguyễn. Đó là những tên gọi rất quen thuộc với người Việt.

Nhà thờ họ là chốn tâm linh của một tộc họ. Tại đó, sẽ thờ các vị cao tằng thủy tổ. Đồng thời nhà thờ họ cũng sẽ thờ các tiên linh khác của họ tộc. Thường thì mỗi vị sẽ có thần chủ hoặc bài vị, hoặc tranh ảnh.

Nhà thờ họ có ý nghĩa rất lớn với đời sống tinh thần người Việt. Đó là nơi con cháu nhìn về cội rễ, gốc gác của mình. Nhà thờ họ, cùng với giếng nước, gốc đa, sân đình tạo thành một hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Nơi đó, là nơi con cháu hướng về ông bà. Không những thế, nhà thờ họ còn là nơi sinh hoạt chung của dòng họ. Có nhiều dòng họ dùng nơi đó để họp đầu năm, hoặc hội trường để bàn việc đại sự trong họ. Nhiều dòng họ thì tổ chức khen thưởng con cháu học hành đỗ đạc tại nhà thờ họ.

Có thể bạn quan tâm:  Cách chứng minh trung điểm và bài tập vận dụng

Khi nào thì cúng ở nhà thờ họ?

Cúng ở nhà thờ họ trở thành một ngày lễ đặc biệt quan trọng. Vào ngày này, các gia đình, các chi trong họ sẽ tề tựu về nhà thờ. Thường thì việc cúng bái sẽ do người lớn nhất họ đảm bảo. Chi phí cúng thì sẽ do con cháu góp vào. Tùy truyền thống của từng họ mà việc góp giỗ cũng khác nhau. Đây cũng là một vấn đề khá thú vị và chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn trong một bài viết khác.

Nói về việc cúng ở nhà thờ họ, thì có rất nhiều dịp để cúng bái. Tuy nhiên phổ biến nhất là những ngày cúng sau đây:

  • Tế tự thường niên: Ngày giỗ ông thủy tổ, ngày hiệp tế (cúng chung cho tất cả những người đã mất trong họ)
  • Ngày giỗ người mới qua đời được để di ảnh trong nhà thờ họ
  • Cúng ngày Tết: Cúng 30 rước ông bà, cúng ngày hóa vàng mồng 3 Tết
  • Cúng khi trong họ có con cháu đỗ đạt công danh sự nghiệp (Tùy vào từng họ)
  • Cúng xin các vị thủy tổ cho phép xây dựng thêm trong khuôn viên nhà thờ hoặc các trường hợp cúng xin sữa chữa, di dời
  • Và một số lễ cúng khác tùy điều kiện, phong tục truyền thống của từng họ.
  • Cúng sóc vọng hàng tháng. Thường thì cúng sóc vọng do gia đình trông coi từ đường đảm nhiệm luôn.

Vào mỗi ngày cúng, thì sẽ có phần đọc văn khấn cúng tại nhà thờ họ. Mỗi dịp cúng sẽ có văn khấn khác nhau. Vai trò, ý nghĩa văn khấn, mời các bạn xem tiếp phần sau sẽ rõ.

Vì sao cần đọc đúng văn khấn cúng tại nhà thờ họ

Khi tiến hành cúng bái, cần đọc văn khấn. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, văn khấn luôn là một phần không thể thiếu.

Văn khấn không chỉ là một bài văn đơn thuần soạn ra để nêu được lý do cúng bái. Một bản văn khấn nhà thờ họ còn có rất nhiều hàm nghĩa quanh nó. Nhiều người đọc văn khấn, cúng văn khấn thường xuyên mà cũng chưa hiểu được điều này. Những giá trị văn hóa sâu sắc bên trong văn khấn cho thấy nhiều điều:

  • Lời văn trang trọng, thể hiện sự nhún nhường của thế hệ sau với người đi trước. Văn khấn được viết dưới giọng con cháu, khấn nguyện lên tổ tiên ông bà. Văn khấn thể hiện sự trang nghiêm, chỉnh chu và lòng thành tâm của người làm lễ.
  • Dâng hương cúng ông và cần có văn khấn. Văn khấn theo thứ tự chư vị lớn khấn trước, chư vị sau khấn sau. Với người đã khuất, cũng cần tôn ti trật tự. Điều này thể hiện lòng kính hiếu bề trên của người Việt.
  • Văn khấn còn để tròn đạo với Đất Trời, hướng về cuộc sống tốt đẹp. Người khấn cúng dâng hương luôn mong cầu tổ tiên phù hộ cuộc sống sung túc, bình an cho tất thảy mọi người.
Có thể bạn quan tâm:  Bài kiểm tra Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 có đáp án đầy đủ

Với những ý nghĩa trên, khi cúng nhà thờ họ cần soạn văn khấn chi tiết. Văn khấn đúng hoàn cảnh, đúng sự việc, đúng với phong tục cổ truyền. Thường thì dòng họ nào cũng bộ sách văn khấn cúng. Các bậc trưởng bối theo đó mà khấn trong mỗi dịp giỗ, chạp.

Tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp kiến thức: Cúng giao thừa ngoài trời năm 2021

Nghi thức “Văn khấn cúng tại nhà thờ họ”

Cúng nhà thờ họ về cơ bản thì cách chuẩn bị cũng như cúng tại gia. Tuy nhiên hình thức cúng nhiều điều cần ghi nhớ hơn. Công tác chuẩn bị cũng phức tạp, rườm rà hơn cúng tại gia. Bàn thờ mỗi gia đình thường chỉ thần phật, ông bà tổ tiên. Còn nhà thờ họ thờ rất nhiều, từ thủy tổ của cả họ đến rất nhiều trưởng các chi đã mất. Vì vậy, việc cúng bái cần nghiêm trang, người cúng mặc đồ đúng nghi lễ, thường là áo dài khăn đóng.

Sau khi chuẩn bị hết các đồ cúng, hoa trái, nhang đèn, người cúng sẽ đại diện cả họ để cúng bái. Việc cúng bái sẽ theo trình tự sau:

  • Cúng bái các bậc Thủy tổ
  • Cúng bái các bậc Tiên tổ

Trong đó, việc đọc văn khấn sẽ đi theo trình tự sau:

  • Tế Trời – Đất – Thần – Thánh: Mục đích là để yết cáo thần linh. Người cúng sẽ đọc văn khấn để xin phép thần tinh cho gia tiên về hưởng lộc con cháy. Sau nữa việc này cũng có ý xin mưa thuận gió hòa cho trần gian.
  • Tế vong linh người khuất, kể cả người được thờ phụng và các vong hồn thất lạc
  • Tế cầu an giải hạn cho những người còn dương thế.
Có thể bạn quan tâm:  Đề thi học kỳ 2 lớp 10 môn ngữ văn

Sau khi người trường họ cúng xong, các con cháu có thể tuần tự thắp hương. Khi hương tàn thì mới được dọn cỗ bàn, hóa vàng vàng mã, đồ cúng.

Ý nghĩa giáo dục qua cúng nhà thờ họ

Nhà thờ họ là một nơi chốn sinh hoạt văn hóa của người Việt. Nó là nơi lưu giữ hồn Việt, là một truyền thống đẹp của cha ông. Thật tuyệt khi vào những ngày giỗ họ, con cháu tệ tựu đông đủ. Ngày giỗ họ được xem như một ngày hội đúng nghĩa.

Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện đại, thì nhà thờ họ càng có nhiều ý nghĩa. Con cháu nhìn vào đó có thể trực quan nhìn thấy được cả một giai đoạn lịch sử dài của cha ông. Những người con đi làm ăn xa xứ đều ngóng trông ngày giỗ họ. Đó là ngày mà dù bận cỡ nào, họ cũng sắp xếp để về.

Nhà thờ họ giáo dục giới trẻ biết được truyền thống cha ông. Đó là nơi gắn kết tình cảm của họ mạc. Mỗi lớp thế hệ qua đi, nhà thờ họ càng là nơi lưu giữ linh hồn cả họ. Chính vì vậy, ngày nay nhiều dòng họ đã ý thức việc bảo tồn, chỉnh sửa nhà thờ. Đó không chỉ là nơi thờ phụng tổ tiên, đó còn là mong cầu về cuộc sống sung túc hơn cho những người còn sống.

Văn khấn cúng tại nhà thờ họ vẫn luôn là những bài khấn đầy thiêng liêng của người Việt. Những tinh hoa của dân tộc tụ hội vào đây. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu thêm, yêu thêm, tự hào thêm về dòng dõi con Lạc cháu Rồng của mình.

Để lại Lời nhắn