Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên đúng phong thủy

Khi xây lại nhà hoặc sửa nhà, thì cần chuyển bàn thờ gia tiên. Hoặc gia chủ muốn dời bàn thờ sang vị trí khác cũng cần làm lễ cúng. Trong đó, bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuyển bàn thờ gia tiên thế nào đúng phong thủy. Nếu làm không đúng, có thể ảnh hưởng đến vận khí tài lộc của gia đình.

Các trường hợp chuyển bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Bàn thờ cũng cần sự yên tĩnh, trang nghiêm và kín đáo. Tuy nhiên không phải lúc nào bàn thờ cũng ở vị trí cố định. Có rất nhiều trường hợp chúng ta cần chuyển bàn thờ gia tiên:

  • Gia chủ dọn về nhà mới mua
  • Gia chủ chuyển chỗ ở từ phố về quê hoặc ngược lại
  • Chuyển đổi vị trí bàn thờ trong nhà
  • Gia chủ sửa nhà, sau khi sửa xong cần chuyển bàn thờ gia tiên về đúng vị trí
  • Những dịp cần dọn dẹp nhà cửa quan trọng, cần chuyển bàn thờ để dọn dẹp

Dù là lý do gì, thì khi chuyển bàn thờ gia tiên, cần đảm bảo thực hiện đúng như yêu cầu phong thủy. Điều này không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gia chủ bình gia đạo, thuận công danh.

Ý nghĩa của bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

Vì sao cần phải có bài văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên? Trong mỗi lần chuyển bàn thờ gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng, và quan trọng nhất là bài văn khấn. Văn khấn tuyệt đối quan trọng và gia chủ nên chuẩn bị trước khi làm lễ cúng.

Văn khấn là một trong những truyền thống tín ngưỡng của người Việt. Trong mỗi dịp giỗ, chạp, cúng tế thì hầu như người ta đều phải có văn khấn. Bài văn khấn sẽ có nội dung khác nhau tùy từng trường hợp cúng lễ cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:  Bàn thờ gia tiên nên bày mấy bát hương?

Với việc chuyển bàn thờ gia tiên, thì văn khấn đóng vai trò rất quan trọng. Văn khấn này nhằm thể hiện sự tôn kính với tổ tiên ông bà. Gia chủ cần khấn xin trời đất, thần phật, tổ tiên về chứng giám việc chuyển bàn thờ. Bài văn khấn thể hiện ý nghĩa gia chủ xin phép chuyển nơi cư ngụ của tổ tiên sang nơi mới. Nếu không khấn thành kính, đủ lễ, sẽ không được chứng giám. Khi đó, linh hồn ông bà không về nơi ở mới, vất vưởng nơi cũ. Từ đó sẽ mang nhiều xui xẻo tai họa cho gia đình. Chưa kể đến đó là bất hiếu, không tròn đạo với tổ tiên.

Sửa soạn mâm lễ cúng chuyển bàn thờ gia tiên như thế nào?

Khi muốn chuyển bàn thờ gia tiên, thì cần sửa soạn mâm lễ cúng. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà có thể bày lễ chay hoặc mặn. Hoặc thậm chí chỉ cần bánh trái, hoa quả là đã có thể khấn chuyển bàn thờ được.

Mâm lễ đơn sơ nhưng đầy đủ khi muốn chuyển bàn thờ gia tiên gồm:

  • Dĩa hoa quả
  • Tiền vàng giấy, đồ lễ
  • Bình trái cây
  • 3 ly rượu
  • 3 ly nước
  • Đèn cầy thắp sáng
  • Thẻ hương mới

Đây là những đồ lễ cơ bản. Còn tùy vào từng gia đình. Nhiều gia đình làm thêm đồ cúng ông bà để xin chuyển bàn thờ. Nhiều nơi còn có ngựa giấy đỏ, ngựa giấy vàng. Mục đích của đồ lễ này là dùng để rước các cụ sang bàn thờ mới.

Mặc dù là sắp chuyển bàn thờ sang vị trí mới, tuy nhiên khi cúng bàn thờ cũ cũng cần sửa soạn sạch sẽ. Gia chủ nên lau dọn sạch bàn thờ trước khi cúng.

Ngoài ra, khi sang bàn thờ mới, gia chủ cũng cần thêm một mâm cúng tương tự. Việc này nhằm thông báo đến tổ tiên “nhà” mới đã được chỉnh tề, mời các ngài cư ngụ nơi ở mới.

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 5

Nghi thức cúng chuyển bàn thờ gia tiên

Sau khi đã sửa soạn đủ đồ lễ, thì gia chủ có thể cúng chuyển bàn thờ gia tiên. Đồ lễ được sửa soạn, bày biện lên bàn thờ. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm, đốt 3 nén hương và bắt đầu khấn văn khấn.

Trong văn khấn nhớ nêu rõ mục đích chuyển bàn thờ, vị trí của bàn thờ mới. Sauk hi khấn xong thì vái lạy 3 lạy, cắm hương vào chân hương. Đợi hương tàn, dọn dẹp đồ lễ. Các đồ hóa vàng cần hóa vàng xong hết.

Sau đó, các bài vị, chân hương, tranh ảnh thờ, ly tách thờ… cần được gói lại bằng giấy báo sạch. Gói cẩn thận, đặt vào thùng đựng kín đáo. Hạn chế chồng chất tránh đổ vỡ. Sau đó thì dọn chuyển các đồ thờ về bàn thờ mới, sắp xếp lại trên bàn thờ mới.

Sau đó, gia chủ thực hiện việc cúng ở bàn thờ mới. Thủ tục tương tự như khi cúng chuyển.

Trong trường hợp gia chủ không có nhiều hiểu biết về văn khấn, thì có thể khấn theo tâm ý của mình. Tuy nhiên, tốt nhất nên tìm hiểu nội dung văn khấn. Từ đó sẽ có cách khấn phù hợp nhất, đúng trình tự. Ví dụ khấn Đất Trời vạn vật, xong đến thần linh, xong mới đến Tổ tiên. Nếu khấn sai thì các “ngài” sẽ không “chứng”, sẽ rất không tốt về phong thủy.

Nhìn chung, nghi thức cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà sẽ khá đơn giản. Còn chuyển từ nhà này sang nhà khác thì phức tạp hơn. Nếu vị trí khác trong nhà thì chỉ cần 1 mâm lễ.

Văn khấn khi chuyển bàn thờ gia tiên như thế nào?

Về cơ bản, thì văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên hầu hết đều như nhau. Trong đó, lời thỉnh cầu theo ước nguyện gia chủ, vị trí bàn thờ, mục đích chuyển bàn thờ là khác nhau.

Có nhiều mẫu bài văn khấn. Bạn có thể tham khảo một mẫu văn khấn mình thấy phù hợp. Sau đó điều chỉnh đúng với mục đích chuyển bàn thờ của mình. Bài văn khấn nên được học thuộc trước khi làm lễ cúng.

Có thể bạn quan tâm:  Tập đọc lớp 4: Đôi giày ba ta màu xanh

Mời các bạn tham khảo một mẫu văn khấn khá đơn giản nhưng đủ ý khi chuyển bàn thờ gia tiên:

“ Nam Mô A Di Đà Phật

Cúi xin lạy Chín phương Trời, Mười phương Phật

Cúi xin lạy Ông bà Tổ tiên

Hôm nay, ngày tháng năm, nhằm ngày tháng năm âm lịch.

Tín chủ con là

Sinh năm, tuổi.

Hiện đang trú tại

Kính cáo chư vị tôn thần tổ tiên, Hôm nay vì gia đình con chuyển về nhà mới, chúng con xin làm lễ xin chuyển thiên linh vị thần phật tổ tiên vào nơi mới. Vị trí nơi mới ở…

Con xin cúi lạy chư vị tôn thần tổ tiên chứng giám lòng thành. Chúng con xin phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ con xin dập đầu kính bái”

Những lưu ý phong thủy khi chuyển bàn thờ gia tiên

Việc chuyển bàn thờ gia tiên thường không được khuyến khích. Vì vậy, trừ trường hợp chuyển nhà mới, còn bàn thờ tại vị nên hạn chế di chuyển. Tốt nhất ngay từ đầu, bạn nên xem phong thủy để dặt bàn thờ đúng vị trí. Điều này giúp hạn chế tối đa việc di dời bàn thờ.

Trong trường hợp cần phải chuyển, hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Xin quẻ âm dương khi chuyển bàn thờ
  • Xem ngày tốt, giờ tốt khi chuyển bàn thờ
  • Ăn mặc trang nghiêm, tề chỉnh, tâm thành kính với tổ tiên
  • Bàn thờ mới nên đặt cân đối, phong thủy tốt, không nên bày biện lòe loẹt. Chọn hướng bàn thờ hợp với tuổi của chủ nhà
  • Nên đợi hết tàn hương mới bắt đầu chuyển bàn thờ
  • Khi di chuyển đồ thờ cúng phải cẩn thận, tuyệt đối hạn chế đổ vỡ
  • Nếu bàn thờ cũ không chuyển, thì nên hóa tro bàn thờ cũ. Các đồ thờ và bát hương chuyển đi.

Với những thông tin trên, hy vọng bài viết hữu ích cho những ai cần chuyển bàn thờ gia tiên. Bạn có thể tự mình soạn văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên theo gợi ý của chúng tôi. Mong cầu mọi bình an, suôn sẻ đến với tất cả mọi người!

Để lại Lời nhắn