Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong vòng 3 năm trời. Được mọi người biết đến là cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Chống lại Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Do hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị dẫn dắt và đứng đầu.

Ở bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhé

Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa

  • Đầu tiên là do nhìn thấy nhân dân ta phải sống trong cảnh cơ cực, lầm than. Bị chính quyền của nhà Hán ở phương Bắc không ngừng lấn át nhân dân, chèn ép. Chúng đối xử thậm tệ với nhân dân ta một cách dã man, tàn bạo bằng những chính sách đồng hóa.
  • Quan Tô Định bất nhanh, bất nghĩa. Đặc ra vô vàn thuế má vô lí cho người dân. Không những thế chúng còn vơ vét của cải của nhân dân, gia tăng đủ loại phí, … khiến cho đời sống của nhân dân đã cơ cực nay còn lầm than hơn. Sự việc này chính là giọt nước tràn ly khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ cai trị của nhà Hán ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
  • Ngoài ra còn một nguyên nhân gián tiếp khác nữa chính là chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách đã bị quan Tô Định giết chết.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa

  • Năm 40, sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng đã dương cao ngọn cờ khởi nghĩa tiến công, chuẩn bị kĩ càng cho cuộc tổng khởi nghĩa
  • Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng diễn ra và lôi kéo được nhiều đồng minh. Rất nhiều anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc kéo về, xin được đầu quan dưới trướng của hai nữ anh hùng.
  • Quân ta nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, chiếm đóng được Mê Linh và tiến về Cổ Loa và Lụy Châu
  • Thấy tình hình bất lợi như vậy, thái thú Tô Định bỏ trốn khỏi thành, chạy mất về Nam Hải. Quân Hán cũng lần lượt đều gặp thất bại, tổn thất nặng nề
  • Đến đây cuộc khởi nghĩa chính thức giành thắng lợi vẻ vang.
  • Năm 42, nhà Hán cho Mã Viện chỉ đạo đội quân tăng cường chi viện thêm bao gồm 2 vạn quân và 2 nghìn xe thuyền cùng rất nhiều nhân dân khác nữa.
  • Sức mạnh của đội quân này rất mạnh nên đã nhanh chóng đánh bại của quân dân ta tại Hợp Phố
  • Mã Viện tiếp tục chia quân thành hai đạo theo đường thủy và đường bộ tiến vào đất nước ra, hẹn gặp nhau tại Lẵng Bạc
  • Hai Bà Trưng nhận được tin dữ, vội kéo quân từ Mê Linh ra đón đường địch tại Lẵng Bạc
  • Sau nhiều ngày chiến đấu, quân ta đã giữ được thành Cổ Loa và Mê Linh
  • Sức mạnh quân địch rất lớn, chúng ép dân ta phải lùi về Cẩm Khê
  • Hai Bà Trưng hy sinh tại đây vào tháng 3 năm 43
  • Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục diễn ra đến tháng 11 năm 43

Kết quả của cuộc khởi nghĩa

  • Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi lần đầu
  • Tuy nhiên gặp phải bất lợi, thất bại sau khi nhà Hán tăng thêm chi viện sau 3 năm

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Nhờ có sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng cùng các thế lực sẵn sàng chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán. Tất cả tạo nên một khối đại đoàn kết đánh đổ lại sự cai trị của nhà Hán trên lãnh thổ nước ta.
  • Trong thế giới trọng nam kinh nữ lúc bấy giờ. Thì đây là một cuộc khởi nghĩa đầu tiên nổ ra do những người phụ nữ đứng đầu. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam. Họ không chỉ là những người mẹ, những người phụ nữ yếu đuối. Họ còn là những vị vương, vị tướng tài ba luôn mạnh mẽ và kiên cường. Khiến cho hàng trăm ngàn quân địch phải khiếp sợ.
  • Khẳng định vai trò và quyền thế của người phụ nữ trong xã hội. Và là sự đối đầu về nếp sống, văn hóa, lối tư duy của con người giữa hai bên Nam – Bắc, Việt – Hán
  • Hai Bà Trưng đã cùng với nhân dân xây dựng và tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước của các vua Hùng. Không để cho nó bị mai một và dần biến mất theo thời gian. Ngày nay sử sách vẫn còn lưu danh và mãi mãi về sau.
  • Cuộc khởi nghĩa này còn mang một ý nghĩa to lớn, là khôi phục được nền độc lập của đất nước ra. Từ này mở ra những trang sử hào hùng mới. Không chỉ vậy, nó còn là một cuộc khởi nghĩa lớn, chống lại sự cai trị của Trung Quốc với hơn 1000 năm bắc thuộc
  • Khởi nghĩa diễn ra cho thấy lòng yêu nước của nhân dân, cùng với tinh thần vươn lên, không ngại gian khổ của nhân dân trong suốt cuộc chiến. Đó như một sự thức tỉnh của cả dân tộc. Thể hiện mong muốn và khát vọng của người dân. Được sống và được làm chủ bản thân mình. Qua đó nêu cao ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân. Trong việc quyết chiến để giành lại độc lập cho đất nước
  • Cuộc khởi nghĩa kết thúc. Chúng ta cùng nhìn nhận lại thấy rằng. Nhờ có sự chỉ huy tài tình của Hai Bà Trưng cùng với toàn thể nhân dân cả nước. Nêu cao vai trò quan trọng của sự đồng lòng cùng sự đoàn kết cao của nhân dân. Đây là phương hướng đúng đắn. Cũng như là tiền đề cho rất nhiều cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc ở thời kì sau nữa.
  • Cuộc khởi nghĩa luôn là một kí ức hào hùng. Vô cùng vẻ vang trong lịch sử của nước nhà.

 

Để lại Lời nhắn