Những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ về sự hình thành nước tiểu
Trong chương trình Sinh học lớp 8, học sinh được học về bài tiết nước tiểu. Đây là một chuyên đề khá thú vị vì nó liên quan trực tiếp đến cơ thể con người. Dưới đây là một số lý thuyết cơ bản mà học sinh cần nắm được.
Sự tạo thành nước tiểu được diễn ra tại những đơn vị chức năng của thận. Quá trình tạo thành nước tiểu gồm 3 giai đoạn:
- Quá trình lọc máu: Quá trình này diễn ra ở cầu thận để tạo nước tiểu ban đầu ở nang cầu thận.
- Quá trình hấp thu lại: Quá trình này sử dụng năng lượng ATP. Sau đó, nó tiếp tục được hấp thu lại vào máu những chất cần thiết cho cơ thể.
- Quá trình bài tiết tiếp: Sau đó nó bài tiết ra ngoài những chất không cần thiết hoặc chất có hại ở ống thận. Tại đây nước tiểu chính thức được tạo thành.
Quá trình thải
Đây là một giai đoạn trong quá trình bài tiết tiết nước tiểu của cơ thể người. Thải nước tiểu diễn ra sau khi hình thành nước tiểu. Nó gồm những giai đoạn sau: Nước tiểu chính thức –> Bể thận –> Ống dẫn nước tiểu –> Bóng đái –> Ống đái –> Thải ra ngoài.
Mỗi ngày, với người trưởng thành lọc trung bình ít nhất là 1440 lít máu và tạo khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Sau khi hấp thu lại có khoảng 1.5 lít nước tiểu chính thức.
Khi thể tích nước tiểu ở bóng đái lên đến 200ml sẽ dẫn đến căng bóng đái. Từ đó tăng áp suất thẩm thấu và tạo cảm giác “buồn tiểu”. Khi đi tiểu, cơ vòng sẽ mở ra và đưa nước tiểu ra ngoài.
Bên cạnh những kiến thức về Sinh học, chúng tôi cũng cung cấp thêm nhiều tài liệu về Toán lớp 8, Tiếng Việt, Hóa học, …
Trắc nghiệm sinh học 8 bài 39
Sưu tầm: Trần Thị Nhung