Vòng tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết – Sinh học 8

Những kiến thức cần ghi nhớ

Trong chương trình Sinh học 8, học sinh sẽ được học về các cơ quan chức năng của cơ thể như tiêu hóa ở ruột non, hô hấp, tiết mồ hôi qua da, hệ thần kinh, … Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu một chức năng không thể thiếu của người và động vật. Đó là vòng tuần hoàn máu.

Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Với vòng tuần hoàn nhỏ, máu sẽ đi từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tính mạch phổi về tâm nhĩ trái. Với vòng tuần hoàn lớn, điểm bắt đầu là tâm thất trái. Sau đó máu theo động mạch cảnh đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch cảnh trên và tĩnh mạch cảnh dưới về tâm nhĩ phải

Vòng tuần hoàn máu
Vòng tuần hoàn máu

Vai trò của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn

Tim và hệ mạch là bộ phận đóng vai trò chủ đạo thực hiện vòng tuần hoàn trong cơ thể. Vai trò của chúng như sau:

  • Tim được ví như một cái bơm. Bộ phận này có chức năng co bóp tạo lực đẩy máu đi các cơ quan trong vòng tuần hoàn.
  • Hệ mạch có nhiệm vụ là đường dẫn máu đi các bộ phận trên cơ thể và trở về tim.
Có thể bạn quan tâm:  Cấu tạo cơ thể người - Lý thuyết và giải bài tập SGK Sinh học 8

Như vậy, nhờ sự kết hợp hoạt động của tim và hệ mạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín. Có như vậy máu mới có thể đi đến từng tế bào và cung cấp chất dinh dưỡng. Nhờ đó đảm bảo cung cấp được oxi và các chất dinh dưỡng khác đến tế bào, giúp con người tồn tại và phát triển.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung 

Để lại Lời nhắn