Chứng minh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

  1. Bài viết 1

Tục ngữ là những lời hay ý đẹp mà cha ông để lại cho chúng ta. Đó là những kinh nghiệm mà bao đời ông cha ta để lại. Ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chứa đựng những bài học sâu sắc về lòng biết ơn.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

“Quả” là trái cây ngọt lành mà chúng ta được ăn mỗi ngày còn người trồng cây là người nông dân chăm bón cho cây, để cây cho ra những quả ngọt. Câu tục ngữ nhắc người ta khi ăn quả hãy nhớ đến những người nông dân một nắng hai sương chăm bẵm để ta có hoa trái ngọt lành mỗi ngày. Nhưng không dừng lại ở đó, câu tục ngữ này còn có những ý nghĩa sâu sắc hơn. “Quả” ở đây ẩn dụ cho những kết quả, thành quả mà thế hệ sau được hưởng từ thế hệ đi trước, “kẻ trồng cây” là những người tạo ra thành quả đó. Ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ là khi được hưởng các thành quả trong hiện tại, mỗi người cần phải nhớ về công lao của những người đi trước.

Trước hết, vì sao chúng ta cần phải “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Bởi lẽ, cuộc sống mà chúng ta đang có không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành từ công sức của bao thế hệ cha ông chúng ta. Để có được hòa bình như ngày hôm nay, biết bao thế hệ cha anh ta đã phải hy sinh máu xương, để lại cả một phần cơ thể ngoài chiến trường. Để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Bác Hồ của chúng ta đã phải hy sinh cả tuổi thanh xuân, hy sinh cả cuộc sống riêng của mình để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Mỗi chúng ta đều có cha mẹ, cha mẹ chính là người sinh thành ra ta, nuôi dưỡng ta lên người, không có công lao sinh thành dưỡng dục cũng không thể có mỗi chúng ta ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm:  125 Đề Đọc Hiểu Ngữ Văn 7 Ngoài Chương Trình Có Gợi Ý Giải

Ngày nay, chúng ta có nhiều hành động thiết thực để thực hiện truyền thống tốt đẹp này của dân tộc. Hàng năm, cứ vào ngày 10/3 âm lịch lòng dân ta lại hướng về đền Hùng Nghĩa Lĩnh, Phong Châu, Phú Thọ, để  tưởng nhớ cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ tưởng nhớ các vua Hùng, những người sinh ra dòng dân tộc Việt Nam, để hôm nay mỗi chúng ta có thể tự hào vì mỗi con dân đất Việt đều tự hào mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng. Những ngày tháng 7 chúng ta đều thắp những ngọn nến lung linh tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tuổi trẻ thanh xuân cho đất nước, tặng quà cho gia đình của họ và những thương binh người đã để lại phần cơ thể của mình nơi chiến trường ác liệt. Trong những ngày tháng 5, tháng 9, mỗi con dân nước Việt chúng ta cũng đều hướng về quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi có Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, chúng ta dâng lên người những lời ca câu hát, những bông hoa tươi thắm, những thành quả mà chúng ta cùng nhau đạt được. Ở mỗi gia đình, mỗi người cần giúp ông bà cha mẹ những công việc vừa sức mình, ngoan ngoãn nghe lời ông bà cha mẹ, lúc đó, cha mẹ mới vui lòng với chúng ta, đó là cách đền đáp tốt nhất cho cha mẹ.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cần phải giữ gìn và phát huy cho các thế hệ sau!

Có thể bạn quan tâm:  Giáo Án Văn 7 Theo Phương Pháp Mới 5 Hoạt Động

 

 

2. Bài viết 2

Ông cha ta thường dạy cho con cháu làm nhiều điều hay lẽ phải. Một trong số đó là lòng biết ơn. Có nhiều câu ca dao tục ngữ nhắc nhở con người Việt Nam về lòng biết ơn. Trong đó, phải kể đến câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Ăn quả theo nghĩa đen là hoạt động đưa một loại quả vào miệng để tiêu hóa nó. Quả là phần ngon ngọt nhất của cây, là phần được người trồng cây chờ đợi nhất. Kẻ trồng cây là người tạo ra, chăm bón cho cây đến khi cây trưởng thành. Câu này mang ý nghĩa khi ăn một loại quả, mỗi người cần nhớ đến người đã bỏ công sức, chăm bón cho cây không quản ngày đêm, để cho ta có hoa thơm quả ngọt để ăn mỗi ngày. Từ đó suy rộng ra ý nghĩa của câu tục ngữ là khi chúng ta đang hưởng thụ một kết quả, một thành quả nào đó ở thời điểm này, phải luôn luôn nhớ về quá khứ, nhớ về những người đã tạo ra thành quả ngày hôm nay.

Tại sao phải “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Bởi vì những gì chúng ta đang có không phải  tự nhiên mà có. Có những thứ là do may mắn, có những thứ là do nỗ lực của bản thân và cũng có những thứ là do thành quả của người đi trước để lại. Chúng ta luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người đã dựng lên đất nước này, cũng như những người đã góp máu xương mình vào công cuộc bảo vệ tổ quốc, chúng ta nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, những người luôn hy sinh và dành cho ta những điều tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:  Cảm nghĩ về mẹ - Tuyển chọn văn mẫu hay lớp 7 xúc động

Mỗi năm, dù đi đâu, làm bất cứ việc gì, dù bất cứ nơi đầu, cứ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, đã là người Việt Nam, thì đều hướng trái tim mình về đền Hùng, Phú Thọ, lại tự hào về nòi giống con lạc cháu hồng. Để có được hòa bình như ngày hôm nay, không ít người đã ngã xuống, không tiếc máu xương để đấu tranh cho nền hòa bình của dân tộc. Ngày 19/5 hàng năm, mỗi người dân ta đều nhớ về một trái tim, một trái tim lớn của dân tộc Việt Nam, đó là bác Hồ Chí Minh kính yêu. Ngày 27/7 chúng ta cùng thắp lên những ngọn nến lung linh trong những nghĩa trang liệt sĩ, tặng những phần quà có ý nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, cho những bà mẹ việt nam anh hùng. Những thiếu niên nhi đồng tuổi nhỏ làm việc nhỏ, cũng đến phụ các bà các mẹ những công việc nhỏ hàng ngày. Chừng đó hành động, tuy không phải là những việc làm lớn, nhưng cũng phần nào thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. Ở trong mỗi gia đình, mỗi người con đều ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, học tập tốt, giúp cha mẹ việc nhà, để trở thành con ngoan, trò giỏi. Đó là cách tốt nhất để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay, cần phải trân trọng, hết sức giữ gìn. Mỗi người, từ những em nhỏ, đều cần phải học tập, rèn luyện và có những hành động thiết thực để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.

 

 

 

 

 

 

Để lại Lời nhắn