Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua thơ văn

Thời phong kiến, người phụ nữ vốn dĩ chịu nhiều thiệt thòi và bất công. Vẻ đẹp và số phận của họ đã bước vào văn đàn. Để rồi qua bao nhiêu năm đi chăng nữa, họ tồn tại như chưa từng chết đi. Thân phận người phụ nữ trong xã hội trong kiến là vậy, ám ảnh, day dứt! Hãy cùng tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu để hiểu hơn về “những phận bèo trôi” ấy.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua ca dao

Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã giết chết quyền sống của biết bao người con gái. Những con người đó hy sinh cùng cực nhưng cuối cùng vẫn không có tiếng nói riêng. Kiếp con tằm khiến họ phải bám víu vào người đàn ông, định đoạt cuộc đời chỉ là viễn vông.

Có người từng nói, khi tận cùng đau khổ người ta tìm về thơ ca. Quả vậy, bao lần họ phải tủi hờn mà thốt lên:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”

Hay

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

Tham khảo thêm bài viết cảm nhận về bài thơ tự tình 2

Không lối cho số kiếp lênh đênh, nỗi lòng ấy cứ thật tâm thật dạ mà gửi vào câu ca. Nếu để ý kĩ, ta sẽ thấy cả sự phản kháng mãnh liệt trong đó. Đó là lời khẳng định phẩm chất, là sự tự nhận thức cao độ bản thân mình.

Có thể bạn quan tâm:  Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chuẩn nhất

Trong các tuyệt tác thơ văn

Có những Nguyễn Du, Nguyễn Dữ đã từng cùng khóc cùng cười với người phụ nữ. Tiếng lòng ấy đến nay vẫn còn vọng vang như một âm điệu day dứt, xót xa.

Hãy theo dõi bài viết sau để thấu hiểu nhé! Chúc các em học tốt!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn