Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim – Dàn ý+bài văn mẫu hay nhất

Dàn ý

MỞ BÀI:

– Tục ngữ là kho tàng tri thức khổng lồ, phong phú của dân tộc ta.

– Trong đó, có một câu tục ngữ mang tính khuyên răn vô cùng đúng đắn về đức tính cần có của con người là ‘’Có công mài sắt có ngày nên kim’’.

THÂN BÀI

1. Giải thích ý nghĩa

*Nghĩa đen

– Thanh sắt và cây kim là hai hình ảnh đối lập nhau, một cái có kích thước lớn và một cây kim nhỏ, mỏng.

– Nếu bỏ công mài dũa thì một thanh sắt lớn cũng thành một cây kim.

*Nghĩa bóng

– Thanh sắt là những khó khăn ta cần bỏ công để chinh phục.

– Cây kim là thành quả ta mong ước.

– Nếu ta kiên trì cố gắng thì sẽ có đạt được ước muốn.

2. Ý nghĩa

– Răn dạy con người ta phải biết kiên nhẫn, kiên trì trong cuộc sống.

– Nếu có lòng kiên nhẫn, kiên trì sẽ đạt được thành công.

3. Bàn luận

– Câu tục ngữ nói lên điều đúng đắn, cần thiết trong cuộc sống.

– Nếu không có đức tính đó thì sẽ thất bại

– Phê phán những kẻ không có lòng kiên nhẫn.

– Dẫn chứng người có lòng kiên nhẫn như Thomas Edison….

KẾT BÀI:

– Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ

– Bài học của bản thân

Bài văn mẫu

Đất nước ta với bề dày lịch sử đáng tự hào đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa dân tộc. Trong đó kho tàng tục ngữ đã đúc kết tri thức dân gian. Đó là những điều mà chúng ta cần phải học hỏi và tiếp thu. Đặc biệt là câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu nói trên là vô cùng đúng đắn đối với mỗi người trong mọi thời đại. Về tính chính xác của câu tục ngữ em xin được chứng kinh như sau.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích một câu châm ngôn sống hay mà em yêu thích nhất

Đầu tiên, xét về ý nghĩa của câu tục ngữ thì nó gồm có hai nghĩa. Là nghĩa đen và nghĩa bóng. Trước tiên, nghĩa đen nói về hai hình ảnh đối lập nhau là thanh sắt thô kệch và cây kim nhỏ bé. Chỉ cần bỏ công sức mài dũa thì chắc chắn thanh sắt thô kia cũng thành cây kim nhẵn bóng. Về nghĩa bóng, sắt chính là những khó khăn thử thách mà chúng ta gặp trong cuộc sống. Còn kim là chỉ thành quả, ước muốn mà ta cần phải kiên nhẫn vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được. Từ đó, nói lên con người ta cần phải có lòng kiên nhẫn, kiên trì, cố gắng trước chông gai, gian nan thì mới có thể đạt được thành công.

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại hàm súc, mang đầy đủ ý nghĩa của tính kiên trì đối với con người. Trong cuộc sống chắc chắn ta sẽ phải đối mặt với vô vàn gian truân, thử thách. Mà để vượt qua nó thì tính kiên nhẫn , không bỏ cuộc là vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp ta cố gắng hành động cho đến khi đạt được thành công. Nếu thiếu kiên nhẫn ta sẽ không thể chinh phục thử thách hay đạt được thành công như mong muốn.

Ngay trong việc học tập, khi gặp bài tập hay câu hỏi khó, ta sẽ kiên nhẫn suy nghĩ, tìm tòi cách giải, câu trả lời từ thầy cô, bạn bè, sách vở,… Thử hỏi nếu ta không làm vậy thì liệu có trở thành một học sinh giỏi, tiến bộ hay không? Vậy nên câu tục ngữ đã phản ánh một cách chính xác sự đứng đắn và tầm quan trọng của tính kiên nhẫn đối với con người. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của chúng ta trong trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:  Biểu cảm về loài hoa hồng - Bài văn biểu cảm về loài hoa hồng lớp 7 hay nhất

Sự đúng đắn về tính tầm quan trọng của tính kiên nhẫn của câu tục ngữ mang lại còn được chứng minh qua nhiều bậc vĩ nhân của thế giới. Có thể kể đến như Hồ Chí Minh, Thomas Edison, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí…. Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã trải qua 30 năm bôn ba khắp các nước trên thế giới. Người trải nghiệm đủ các công việc, tìm hiểu các con đường cách mạng khác nhau của các nước mới có thể tìm ra con đường cách mạng đúng đắn của dân tộc.

Nhờ sự kiên nhẫn của bản thân, Thomas Edison đã tạo ra hàng ngàn phát minh vĩ đại. Tiêu biểu là phát minh ra bóng đèn. Ông đã làm việc từ tháng 3 năm 1878 đến tận tháng mười năm 1979. Suốt thời gian ấy là hàng ngàn lần thử nghiệm, hàng ngàn lần thất bại mới có thể tạo ra mặt trời thứ hai của nhân loại. Hay là người thầy không có tay Nguyễn Ngọc Kí, ông đã kiên nhẫn, cố gắng, chịu bao đau đớn để tập viết bằng chân. Và ông đã có được thành quả như ngày hôm nay. Và còn biết bao những tấm gương, minh chứng về lòng kiên nhẫn. Đồng thời một lần nữa chứng minh cho sự đúng đắn của câu tục ngữ trên.

Sự chính xác của câu tục ngữ đã được chứng kinh rất nhiều trong cuộc sống. Bởi những người có thể đạt đến thành công thì đều có lòng kiên nhẫn đáng ngưỡng mộ và những việc lớn lao thì đều cần tính kiên nhẫn. Nếu không có tính kiên nhẫn ta sẽ dễ bỏ cuộc, đốt cháy giai đoạn, sẽ mãi không thể thành công hay đạt được mong muốn. Bên cạnh đó phê phán những kẻ thiếu kiên nhẫn trong cuộc sống. Họ sẽ mãi thất bại, không đạt được điều mình mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:  Bài tập làm văn số 6 lớp 7 – Tổng hợp những bài văn mẫu hay

Qua đây, ta đã thấy sự đúng đắn của câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu tục ngữ dạy ta phải viết học tập và rèn luyện tính kiên nhẫn để chiến thắng khó khăn, đi đến thành công trong cuộc sống. Là một học sinh, em cần rèn tính kiên nhẫn để tiến bộ và trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Để lại Lời nhắn