Cấu tạo cơ bản của cơ quan thính giác
Trong chương trình Sinh học 8, học sinh sẽ được học về các cơ quan và hệ cơ quan trên cơ thể người như hô hấp, tiêu hóa ở ruột non, cấu tạo và chức năng của da, … Trong bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về cơ quan phân tích thính giác – tai.
Tai được chia thành 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai có nhiệm vụ là hứng sóng âm và hướng sóng âm. Tai giữa gồm chuỗi xương tai và xương búa. Nhiệm vụ chính là tạo ra bộ khung nâng đỡ.
Tai trong gồm tiền đình, ống bán khuyên, ốc tai. Phần này sẽ giúp tiếp nhận các kích thích âm thanh từ bên ngoài. Mỗi phần sẽ có một chức năng riêng biệt hỗ trợ cho truyền những sóng âm để kích thích các thụ cảm thính giác ở trên màng ốc tai.
Tầm quan trọng của vệ sinh tai
Vì cơ quan phân tích thính giác – tai là một bộ phận tiếp thu âm thanh nên vô cùng quan trọng. Thiếu nó cuộc sống của con người sẽ trở nên khó khăn hơn. Việc vệ sinh tai là một thói quen nên làm thường xuyên để:
- Tránh mắc những bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Vì lâu ngày thì bụi bẩn thậm chí là công trùng có thể bò vào trong tai.
- Cải thiện khả năng nghe. Thời gian dài thì ráy tai sẽ bít ống tai và làm cản trở việc truyền sóng âm vào trong. Việc này khiến cho các bạn nghe kém đi.
Tuy nhiên, các bạn không nên quá thường xuyên vệ sinh tai như một ngày nhiều lần hay1 ngày 1 lần. Bởi vì ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ bộ phận bên trong khỏi những con côn trùng, bụi bẩn. Do đó, thích hợp nhất là khoảng 2-3 ngày vệ sinh một lần.
Sưu tầm: Trần Thị Nhung