Cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên – Phong tục đẹp của người Việt

Cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của ngày Tết. Trong văn hóa Tết cổ truyền, thì ngày này không thể thiếu được. Tuy nhiên, việc cúng mùng 3 dường như đã trở thành truyền thống, ăn sâu vào tâm thức người Việt. Nhiều người xem đó là việc tất nhiên, mà không hiểu rõ cội nguồn, ý nghĩa điều này.

Phong tục cúng mùng 3 Tết ở mỗi vùng miền không giống nhau

Theo truyền thống xưa nay, cứ 28 – 30 tháng Chạp thì gia đình nào có thờ cúng ông và tổ tiên cũng cần phải làm lễ cúng. Lễ này được gọi là lễ rước ông bà. Mục đích chính là mời ông bà về dương gian ăn Tết với gia đình, con cháu. Nghĩa là trong ngày Tết, ông bà tổ tiên lúc nào cũng ngự trên bàn thờ.

Do đó trong 3 ngày Tết, gần như không nên để đèn hương tắt. Các đồ hoa quả, bánh trái cúng cũng phải để từ ngày cúng mời ông bà cho đến ngày hóa vàng mới được mang xuống.

Ngày hóa vàng thường là ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên cũng tùy vào vùng miền khác nhau. Một số nơi cúng 3 ngày Tết gồm mùng 1, mùng 2 và đến mùng 3 là làm lễ cúng tiễn ông bà và hóa vàng luôn. Một số nơi lại cho rằng như thế không đúng.

Theo quan niệm nhiều nơi, thì mùng 3 vẫn là ngày Tết. Vì vậy mùng 3 vẫn phải làm cơm cúng các cụ. Đến mùng 4, mùng 5, thậm chí nhiều gia đình đến tận mùng 7 (hết 7 ngày xuân) mới làm lễ hóa vàng. Mặc dù vậy, các ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 vẫn là ngày phổ biến.

Ý nghĩa lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết cổ truyền

Phong tục cúng mùng 3 Tết còn gọi là cúng Tạ (tạ từ). Một số nơi thì lại gọn là ngày hạ bàn thờ. Sau lễ cúng đưa tiễn này, thì gia đình sẽ làm lễ hóa vàng. Lễ hóa vàng chính là hóa hương vàng, quần áo, vàng mã. Điều này đễ tiễn ông bà về âm cảnh. Lễ hóa vàng là tấm lòng con cháu góp vàng bạc, quần áo, nhà cửa cho các cụ. Không những thế, con cháu cũng mong được các cụ phù hộ. Mong một năm mới an lành, hạnh phúc và tài lộc dồi dào hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Bộ đề thi vào lớp 6 môn Toán năm 2022

Sau những ngày cúng Tết thì lễ hóa vàng rất được người Việt chú trọng. Mỗi giai đình tùy vào điều kiện kinh tế mà sẽ có sự chuẩn bị lễ cúng khác nhau. Dù ít dù nhiều cũng cần phải làm lễ tạ. Lễ tạ thánh thần chư tiên chính là thể hiện tấm lòng thành của gia chủ. Và chỉ khi nào chuẩn bị được lễ tạ thì thánh thần tổ tiên mới chứng giám cho tấm lòng của gia chủ

Ý nghĩa lễ hóa vàng và phong tục cúng mùng 3 Tết đã có từ hàng nghìn năm nay. Một năm nữa lại về, chúng ta lại nô nức chuẩn bị Tết. Trong đó, chuẩn bị bày biện bàn thờ trở thành một nét đẹp văn hóa. Nó cũng là một bản sắc đẹp của người Việt và cần được gìn giữ phát huy. Chúng ta lại thành kính đón rước ông và về ăn Tết cùng cháu con. Và lại ngậm ngùi làm lễ hóa vàng như một nghi thức tiễn biệt. Cũng là một báo hiệu Tết hết, chuẩn bị bước vào cuộc sống thường nhật với bao bộn bề.

Chuẩn bị lễ vật cho cúng hóa vàng tổ tiên

Các lễ vật cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên thường được chuẩn bị sẵn trước Tết. Chúng bao gồm rất nhiều thứ như hương đèn, nến, vàng mã, đồ thờ cúng theo quan niệm từng vùng (quần áo, nhà xe…). Vài năm trở lại đây, nhà nước có khuyến cáo giảm hình thức đốt vàng mã, đồ giấy như quần áo, xe cộ, nhà cửa. Tuy nhiên vì là phong tục đã ăn vào tiềm thức hàng ngàn năm nay nên nhiều gia đình vẫn khó gia giảm được. Đó như tấm lòng của con cháu gửi đến tổ tiên của mình. Hy vọng ở dưới cõi âm, ông bà tổ tiên sẽ có cuộc sống ấm no đầy đủ.

Mâm cỗ cúng thì cần được chuẩn bị mới mẻ. Mâm cỗ mùng 3 sẽ là mâm cỗ mặn. Đây cũng là mâm cúng cuối cùng trong dịp Tết Nguyên Đán. Vì vậy nó cần được chuẩn bị tươm tất, tỉ mỉ và thịnh soạn nhất.

Có thể bạn quan tâm:  "Thất bại là mẹ thành công” – Giải thích câu tục ngữ hay

Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền, trong mâm cỗ cúng sẽ có nhiều món ăn đặc trưng. Tuy nhiên sẽ có các món ăn đặc trưng ngày Tết. Ví dụ như gà luộc, xôi, rau xào, thịt đông, thịt kho hột vịt, giò chả….

Ngoài ra, trà, rượu, thuốc lá, bánh trái và hoa tươi cũng không thể thiếu. Về cơ bản thì mâm cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết cũng giống như cúng gia tiên. Tuy nhiên vì là dịp Tết nên sẽ có nhiều món ăn Tết đặc trưng, và số lượng vàng mã cũng được mua nhiều hơn.

Cách chuẩn bị cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên

Sauk hi bày biện xong mâm cỗ, thì tất cả sẽ được đặt lên bàn thờ để cúng. Gia chủ cần ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề để tỏ lòng thành kính của mình.

Khi cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên, sẽ có bài cúng tương ứng mà gia chủ cần phải học. Một số gia đình thì không đặt nặng bài cúng. Lúc này, chỉ cần lòng thật tâm mong cầu, tâm thành kính hướng về tổ tiên là được.

Sau khi cúng và thắp hương xong, thì cần đợi hương thật tàn mới hạ mâm cỗ. Lúc này gia chủ sẽ mang tất cả vàng mã, đồ cúng bằng giấy ra đốt. Nên có sẵn một dụng cụ chuyên để đốt, không được đổ bừa xuống đất. Như vậy là một sự xúc phạm với tổ tiên ông bà.

Ngoài ra, trước khi hóa vàng gia chủ cần chuẩn bị một bát gạo và một bát muối. 2 bát này cũng được đặt lên bàn cúng. Sau khi cúng xong, trước khi làm lễ hóa vàng thì sẽ mang gạo muối rải từ nhà ra ngõ. Ý nghĩa việc này chính là để bố thí cho tảo sinh tảo lạc. Như vậy những sinh linh này sẽ không “giành giật” hương vàng của ông và tổ tiên. Nhờ đó mà những gì gia chủ cúng tổ tiên sẽ được hưởng hết. Đây là “kinh phí” để ông bà về âm cảnh và có cuộc sống đầy đủ ở đó.

Nếu gia đình có thờ Thổ công thần linh thì nên hóa vàng Thổ công thần linh trước. Sau đó mới tiến hành hóa vàng các đồ lễ ở bàn thờ gia tiên.

Có thể bạn quan tâm:  Lịch báo giảng tự động khối tiểu học

Tham khảo thêm bài viết: Ngày đẹp dọn dẹp bàn thờ 2021 đón mừng năm mới

Cúng hóa vàng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên cần lưu ý những gì?

Cúng hóa vàng là phong tục truyền thống có nhiều ý nghĩa với người Việt. Vì vậy không được làm sơ sài mà cần thật thành kính và đặt toàn tâm ý vào đó. Gia chủ không cần bày biện mâm cao cỗ đầy, nhưng mọi thứ cần chỉn chu và trang nghiêm. Ngoài ra, có một vài lưu ý quan trọng cần nhớ sau đây:

  • Nếu nhà có người mới mất thì vàng mã của người này cần được hóa vàng riêng .
  • Sau khi hóa vàng, nên vảy vào đống tro tàn vài giọt rượu. Như vậy mới thiêng và các cụ mới nhận được phần quà đó, vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ.
  • Trong lễ hóa vàng nên chuẩn bị 2 khúc mía. 2 khúc mía tượng trưng cho chiếc đòn gánh. Các cụ sẽ dùng nó để gánh tiền cúng, nhà cửa châu báu mà con cháu gửi tặng. Hai khúc mía này cũng cần được hơ trên lửa hóa vàng.
  • Nên thực hiện hóa vàng ở sân hoặc góc vườn thật sạch sẽ
  • Các lễ vật hóa vàng đều là những lễ vật được đặt trên bàn thờ từ ngày cúng rước ông bà. Như vậy mới mang ý nghĩa hóa vàng.
  • Có thể hóa vàng ngay sau lễ cúng mùng 3. Tuy nhiên nhiều gia đình có thể hóa vàng sau ngày cúng. Miễn là trước mùng 10 Tết là được.
  • Không nên mê tín dị đoan quá mức, đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Mọi thứ chỉ là tượng trưng và cốt để thể hiện tấm lòng thành kính của mình.

Kết luận

Phong tục cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tổ tiên của người Việt mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Nó còn có ý nghĩa phong thủy mong cầu một năm mới tốt đẹp hơn năm cũ. Nghi lễ này cần được thực hiện trang trọng và cần được phát huy gìn giữ. Đó sẽ là một nét đẹp văn hóa tâm linh trường tồn của người Việt.

Để lại Lời nhắn